Hội nghị trực tuyến Sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Hoàng Thanh Thủy
2014-09-24T03:56:07-04:00
2014-09-24T03:56:07-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/bvptr/Tin-tuc-su-kien/Hoi-nghi-truc-tuyen-So-ket-3-nam-thuc-hien-chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-40.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/bvptr/2014_09/new-picture-47.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Sáng 20/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Sơ kết 3 năm (2011-2013) thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. Tại điểm cầu Bình Phước, được sự ủy quyền của UBND tỉnh đồng chí Nguyễn Văn Tới - Giám đốc Sở NN & PTNT, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ phát triển rừng tỉnh chủ trì Hội nghị.
Theo Báo cáo của Bộ NN&PTNT, sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trên phạm vi cả nước đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, đến nay 36 địa phương trong cả nước đã thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; trong đó, có 32 tỉnh đã ổn định tổ chức bộ máy hoạt động (trong đó có Bình Phước). Tính đến tháng 8/2014, cả nước đã ký được 351 hợp đồng ủy thác với các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, tổng thu 3.329 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân cho các chủ rừng, các hộ cá nhân nhận khoán trên cả nước đạt trên 78%. Mức thu nhập bình quân hàng năm của các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng từ nguồn tiền DVMTR khoản 1,8 triệu đồng/hộ/năm. Riêng đối với tỉnh Bình Phước, từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR đến nay, diện tích rừng được bảo vệ tốt hơn, sự tác động đến tài nguyên và hệ sinh thái rừng cũng như việc săn bắt động vật rừng được kiềm chế. Các hộ gia đình, cá nhân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng an tâm, tích cực thực hiện hợp đồng bảo vệ rừng với chủ rừng. Với mức thu nhập bình quân của các hộ nhận gia đình nhận khoán bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh là 7,2 triệu đồng/hộ/năm đứng thứ 2 cả nước (sau Lâm Đồng 8 triệu đồng/hộ/năm) đây là nguồn động lực giúp người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng. Tại Hội nghị, đại biểu các tỉnh đã kiến nghị một số vấn đề, cụ thể như: điều chỉnh nội dung chi hỗ trợ dự án theo Nghị định 05/2008/NĐ-CP; có chế tài xử lý đối tượng trì hoãn, chậm nộp, không nộp dịch vụ môi trường rừng; điều chỉnh quy định về thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo các lưu vực sông chính thay vì chi trả dịch vụ môi trường rừng theo từng lưu vực của mỗi nhà máy thủy điện;… Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đánh giá cao nỗ lực của các Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong thời gian qua. Phó Thủ tướng chỉ đạo, trong thời gian tới yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương cần tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để sửa đổi bổ sung đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và kiên quyết xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR nhưng cố tình không chi trả tiền DVMTR. Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền chính sách và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng DVMTR, cũng như giám sát công tác chi trả tiền của cơ quan chức năng đảm bảo đúng quy định./.
Tác giả bài viết: Hoàng Thanh Thủy
Nguồn tin: Quỹ Bảo vệ và PTR