Kỷ niệm 07.5

Công tác phối hợp tuần tra bảo vệ biên giới kết hợp bảo vệ rừng ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Thứ tư - 08/11/2023 02:14 60 0
Rừng vừa là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm, đồng thời đảm bảo cho người dân vùng đệm được chia sẻ lợi ích bền vững nên thu hút được động đảo sự quan tâm của mọi tầng lớp không chỉ người dân vùng đệm mà cả những đơn vị lực lượng vũ trang đóng chân trên địa bàn.
Trong thời gian qua, các đồn Biên phòng đóng chân trên địa bàn của Vườn quốc gia Bù Gia Mập thường xây dựng Kế hoạch phối hợp hợp đồng bảo vệ biên giới, Vườn quốc gia nhằm mục đích chủ động ổn định an ninh chính trị trên địa bàn, qua đó nắm chắc tình hình các đối tượng có hành vi vi phạm, đề ra biện pháp xử lý phù hợp đối với những đối tượng có âm mưu hoạt động chống phá khu vực biên giới hoặc có hành vi lợi dụng sơ hở những dịp tết, lễ để phá rừng, khai thác lâm sản trái phép trên khu vực Vườn quốc gia BGM, lãnh đạo Vườn chỉ đạo Hạt Kiểm lâm xây dựng những chốt tạm tại những khu vực có nguy cơ cao về khai thác lâm sản và săn bắn, bẫy bắt động vật rừng trái phép, như khu vực giáp ranh biên giới giữa Việt Nam – Campuchia, ở đây họ thường xuyên túc trực ngày đêm để chủ động trong mọi tình huống, nắm chắc tình hình kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm từ xa mọi biểu hiện nghi vấn liên quan đến ANCT, TTATXH và những hoạt động tổ chức đưa đón người vượt biên trái phép, xâm phạm Vườn quốc gia.
Hình ảnh phối hợp tuần tra bảo vệ rừng của lực lượng Kiểm lâm Vườn và đồn biên phòng Đăk Bô
Trên cơ sở Hợp đồng khoán bảo vệ rừng với các Đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn Vườn, mỗi quý Ban Quản lý Vườn xây dựng Kế hoạch tuần tra quản lý, bảo vệ và phát triển rừng với các đơn vị nhằm thúc đẩy, đôn đốc các đơn vị được giao khoán bảo vệ rừng tăng cường thực hiện tốt công tác tuần tra bảo vệ rừng, thực hiện các biện pháp PCCCR, ngăn chặn những hành vi gây thiệt hại đến tài nguyên rừng dưới mọi hình thức, bảo đm việc quản lý và sử dụng đất, rừng đúng mục đích, quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với phương châm “bảo vệ rừng tận gốc” lực lượng Kiểm lâm là nòng cốt luôn chủ động phối kết hợp tốt với các đơn vị lực lượng vũ trang và cộng đồng nhận khoán, nỗ lực trong tác tuần tra, truy quét các đối tượng phá rừng trái phép nên suốt hơn 20 năm qua công tác bảo vệ rừng của Vườn đến nay đã cơ bản được ổn định, tình hình vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, khai thác lâm sản, săn bắn động vật hoang dã năm sau giảm hẳn so với các năm trước, những loài động vật nhóm IB thực vật IIA được bảo vệ nghiêm ngặt, đảm bảo tính đa dạng sinh học trên lâm phần vườn.
Một số loài động vật quý hiếm, đặc trưng của Vườn quốc gia Bù Gia Mập
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý tình huống khi gặp sự cố, hay vụ việc vi phạm giữa các đơn vị tham gia, hàng tháng hoặc sau mỗi đợt công tác kết thúc sẽ tổ chức họp giao ban rút kinh nghiệm để công tác phối kết hợp giữa các đơn vị hiệu quả, trong quá trình thực hiện có những vấn đề phát sinh, vướng mắc thì kịp thời trao đổi để bổ sung điều chỉnh cho kế hoạch lần tiếp theo. Nhờ thực hiện tốt công tác phối kết hợp trong công tác tuần tra bảo vệ rừng cũng như tuần tra bảo vệ an ninh biên giới trên khu vực của Vườn, kết hợp với công tác tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp nên người dân địa phương đã quan tâm hơn trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; nâng cao hiệu quả công tác quản bảo vệ và phát triển rừng ở địa phương; góp phần bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học ở Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Tác giả bài viết: Dương Quang Hùng

Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng VQG Bù Gia Mập

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay7,873
  • Tháng hiện tại62,303
  • Tổng lượt truy cập4,746,385
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây