Chào mừng 30.4

Phát triển bền vững từ mô hình nuôi cá lồng bè

Thứ tư - 12/10/2022 21:50 1.186 0
Với diện tích mặt nước rộng lớn tại các lòng hồ thủy điện, nhiều hộ dân ở thôn Bù Tam, xã Phước Minh, huyện Bù Gia Mập đã duy trì phát triển mô hình nuôi cá lồng bè. Nhiều năm qua, mô hình này đã góp phần cải thiện nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân địa phương.
Hiện nay tại khu vực này đã có khoảng 30 hộ dân tham gia nuôi cá lồng, bè với trên 100 lồng cá các loại: cá lăng nha, cá diêu hồng, rô phi... Với giá trung bình từng loại như sau: cá rô phi, cá diêu hồng dao động từ: 35.000- 45.000đ/kg, cá lăng nha 80.000đ/kg,  ít dịch bệnh, lại có thể nuôi được nhiều, nhờ vậy mà việc nuôi cá lồng thực sự đã trở thành một sinh kế ổn định cho người dân nơi đây.

Theo như ông Lê Văn Lũy, một trong số hộ nhận hỗ trợ cá lăng nha giống của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh cho biết, với 10 lồng, bè nuôi cá  nếu nuôi thuận lợi, đạt chất lượng thì một năm gia đình anh Lũy có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng, Trong quá trình nuôi, các lồng, bè được kết nối với nhau một cách hợp lý, khoảng cách giữa các phao, bè phù hợp, đảm bảo cự ly, lưu thông mặt nước, giúp tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cá. Các hộ dân nuôi cá ở đây cho biết yếu tố quyết định thành công của nghề nuôi cá lồng, bè là nhờ có dòng nước lưu thông trên sông, lòng hồ nên không phải lo lượng thức ăn thừa, phân cá như nuôi trong ao, do đó giảm thiểu được khâu xử lý môi trường, từ đó giảm được rất nhiều chi phí. Lợi thế dòng nước lưu thông liên tục còn cung cấp lượng oxi cho cá khi nuôi với mật độ cao, nên thuận lợi cho cá nuôi phát triển tốt, chất lượng thịt cá chắc, ngon hơn. Điển hình như đối với các lồng bè nuôi Cá lăng, sau khi nuôi từ 1 - 2 năm, khi cá đạt trọng lượng từ 2 kg trở lên có thể xuất bán. Thức ăn của cá lăng chủ yếu là cám và cá xây nhỏ. Khi cá lăng đủ lớn sẽ chuyển sang ăn thức ăn bằng cá con tạp. Ngoài ra cá lăng là loại cá giàu chất dinh dưỡng, thịt thơm ngon, được thị trường ưa chuộng, giá thành cao nên hầu hết các hộ nuôi rất ưu tiên lựa chọn và phát triển đàn loại cá này.
Chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá, anh Lũy cho biết: Nuôi cá lồng trên sông mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Ngoài tận dụng thức ăn có sẵn tự nhiên trong mặt nước thì mỗi ngày chỉ cần bổ sung 1 lần thức ăn cám hỗn hợp cho cá, thường xuyên theo dõi tăng trưởng đàn cá, kiểm tra an toàn lồng, bè... Thường xuyên theo dõi diễn biến của môi trường nước, quan sát các hoạt động bơi lội  của cá để có các biện pháp xử lý kịp thời.
Để phát triển nghề nuôi cá lồng, bè mạnh hơn nữa, hiện nay Ngành Nông nghiệp và PTNT đang tập trung các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ cho các làng bè, qua đó tăng cường hỗ trợ phát triển nguồn lợi thủy sản, các mô hình tổ chức nuôi cá lồng bè theo hướng liên kết sản xuất từ khâu cung ứng con giống, nuôi thương phẩm đến thu mua, tiêu thụ sản phẩm góp phần ổn định và cải thiện thu nhập cho ngư dân.
 

Tác giả bài viết: Mai Hưng

Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay3,157
  • Tháng hiện tại85,071
  • Tổng lượt truy cập4,648,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây