Ngày sách và văn hóa đọc

Tập huấn nhân rộng mô hình mẫu "Sản xuất thâm canh điều bền vững"

Thứ ba - 08/11/2022 03:20 315 0
Vừa qua, tại xã Long Hưng, huyện Phú Riềng, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước đã tổ chức lớp tập huấn nhân rộng mô hình mẫu "Sản xuất thâm canh điều bền vững” thuộc dự án khuyến nông trung ương xây dựng mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững cho 30 học viên tham dự là cộng tác viên nông nghiệp cấp xã, các thành viên của hợp tác xã Quả điều đỏ và nông dân sản xuất điều tại các xã lân cận trên địa bàn huyện Phú Riềng.
Mục tiêu của lớp tập huấn nhằm cung cấp các nội dung về kỹ thuật thâm canh điều bền vững từ đó giúp cho các học viên có thêm kiến thức, kinh nghiệm để áp dụng vào sản xuất giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu thiệt hại do sâu, bệnh hại gây ra và có thể tuyên truyền, hỗ trợ, chia sẻ với bà con tại địa phương cùng thực hiện.
Hướng dẫn kỹ thuật tỉa cành, tạo tán tại vườn Điều
Lớp học được tổ chức trong 02 ngày với các nội dung phù hợp với nhu cầu của học viên. Trong lớp tập huấn các học viên đã được giảng viên nhiệt tình truyền tải các thông tin hữu ích về kỹ thuật thâm canh điều bền vững bao gồm các nội dung: trồng và chăm sóc điều, giới thiệu về một số giống điều triển vọng hiện nay; cách chọn giống và nhân giống điều; ghép cải tạo vườn điều; tỉa cành tạo tán, bón phân, chăm sóc điều giai đoạn hoa đậu trái và quản lý sâu bệnh hại; các tiến bộ kỹ thuật mới về cây điều;… Ngoài học lý thuyết, học viên còn được tham quan, thảo luận thực tế tại vườn mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững ở xã Long Hưng, huyện Phú Riềng.
Mô hình tham quan là mô hình mẫu sản xuất thâm canh điều bền vững được Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước triển khai thực hiện tại xã Long Hưng, huyện Phú riềng trong thời gian 03 năm (từ năm 2021- 2023) với quy mô 05ha/05 hộ tham gia. Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, mô hình được áp dụng theo quy trình canh tác thâm canh điều bền vững, các biện pháp tỉa cành, tạo tán làm vườn điều thông thoáng; bón phân, xử lý thuốc BVTV hợp lý, đúng thời điểm được chú trọng đã giúp cây ra hoa nhiều, tăng tỷ lệ đậu trái, năng suất điều trong mô hình tăng lên đáng kể. Với kết quả đã đạt được, mô hình được chính quyền địa phương nhiệt tình ủng hộ, người dân mong muốn tiếp tục thực hiện, nhân rộng để nhiều người quan tâm được biết và tham gia học tập.
Kết thúc lớp tập huấn, các học viên nắm vững được những kiến thức cơ bản về giống, kỹ thuật chăm sóc và quy trình phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều để từ đó có thể ứng dụng vào sản xuất tại gia đình mình nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời sẽ là hạt nhân để tuyên truyền, hướng dẫn cho những nông dân khác làm theo.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thu Huyền

Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN tỉnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay2,042
  • Tháng hiện tại31,712
  • Tổng lượt truy cập4,594,855
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây