Tác hại của tôm hùm đất với môi trường

Thứ sáu - 24/05/2019 03:05 814 0
Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tôm hùm đất hay còn gọi là tôm hùm nước ngọt là loại thủy sinh nguồn gốc ngoại lai có hại, ăn tạp, sống rất khỏe, ưu đào hang, hoạt động về đêm và có sức chống chịu, thích nghi cao.
Loài tôm tày vừa phá hại lúa, tiêu diệt tôm bản đại, vừa có thể là nguồn gây bệnh cho các loài sinh vật khác. Theo Thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT ngày 26/9/2013 giữa Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Nông nghiệp & PTNT thì tôm hùm đất được xếp vào sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại nên không được sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.Những nguy cơ xâm hại của tôm hùm đất được xác định như sau: /uploads/news/2019_05/new-picture_4.png Tôm hùm đấtSinh vật ngoại lai phá hoại mùa màng:Tôm hùm đất ăn tạp và ăn nhiều các loại thức ăn như mùn bã hữu cơ, ngũ cốc, rau quả, cỏ non, rong tảo, côn trùng, sinh vật đáy cỡ nhỏ, xác động vật, thức ăn chế biến … Chúng phá hoại lúa, các loại rau củ, cạnh tranh nguồn thức ăn với các loại thủy sản khác. Tiêu diệt các loại con giống thủy sản và lây bệnh nấm tôm, bệnh đốm trắng cho tôm bản địa.Khả năng sống khỏe, phá hại môi trường:Tôm hùm đất có thể đào hang trú ẩn sâu 1-2m, sống được cả ở dưới nước lẫn trên cạn và chịu được nhiệt độ từ 0-370C. Sống ở các sông, hồ, ao, suối, kênh rạch, vùng đất ngập nước theo mùa và đầm lầy, những vùng nước bị xáo trộn như ruộng lúa và các kênh thủy lợi, hồ chứa, vùng nước nông giàu thức ăn, nơi có đất thịt hoặc đất thịt pha cát, có nhiều rong cỏ, rễ cây.Là loại sống khỏe, có tuổi thọ cao hàng chục năm và có thể tự tái tạo chân, càng nếu bị đứt.Tôm hùm đất đào hang nhiều và sâu nên gây hại hệ thống kênh mương, gãy vỡ và sạt lở bờ đập, ao nuôi tôm cá.Phát triển loài nhanh, khó tiêu diệt triệt để:Tôm hùm đất sinh sản mạnh, hoạt động về đêm và dưới đáy sông, sống trong hang sâu nên khó đánh bắt, tiêu diệt triệt để.Là loài có khả năng sinh sản nhanh chóng và thích ứng với các biến động môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, độ chua mặn của đất.Nếu thiếu oxy, nước sạch, thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm, tôm có thể bò bám cây cỏ thủy sinh lên mặt nước để thở hoặc nằm nghiêng trên các bụi rong cỏ, khe đá sát mép nước, thậm chí là bò lên cạn thở bằng oxy không khí nên khả năng phát tán cao.Tôm hùm nước ngọt là một loài xâm hại nguy hiểm, chúng có thể nhanh chóng thiết lập quần đàn trở thành một loài chính trong hệ sinh thái mà nó sinh sống. Sự xâm nhập của chúng có thể gây ra những thay đổi mạnh mẽ trong quần xã động vật và thực vật bản địa.
Tác giả bài viết: Vũ Hường
Nguồn tin: Phòng Kinh tế hợp tác

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây