Kỷ niệm 07.5

Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm để bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng tốt hơn

Chủ nhật - 12/11/2023 06:36 104 0
Ngày 10/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Trưởng đại diện Tổ chức nông lương Liên hiệp quốc tại Việt Nam (FAO) - ông Rémi Nono Womdim đã chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP) theo hướng minh bạch - trách nhiệm - bền vững.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Mạnh Thường cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị tham dự hội nghị tại điểm cầu Bình Phước.
 
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Mạnh Thường cùng đại diện
lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị tham dự hội nghị tại điểm cầu Bình Phước
Ngày 28/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 300/QĐ-TTg về “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”, với 5 nhóm nhiệm vụ chính.
Hệ thống LTTP của Việt Nam đang hướng tới cách tiếp cận đa ngành, đa mục tiêu, gồm: Tiếp tục chuyển đổi thành quốc gia cung ứng LTTP minh bạch, có trách nhiệm và bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu; Thích ứng thông minh với khí hậu, bảo vệ tài nguyên, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; Cung cấp nguồn sinh kế bền vững và đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là cho người nghèo và các đối tượng dễ bị tổn thương.
 
Để chuyển đổi thành công hệ thống LTTP, Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, các cơ quan nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp, tư nhân và người dân cùng chung tay thực hiện theo các định hướng ưu tiên của Chính phủ. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, đáp ứng yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng của khoảng 100 triệu dân Việt Nam và góp phần đảm bảo an ninh lương thực thế giới.
Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh là 2 địa phương đầu tiên của cả nước đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 300 của Thủ tướng Chính phủ về “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống LTTP minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030”.
 
 
Nhiều vấn đề liên quan đến chuyển đổi hệ thống LTTP được trao đổi tại hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết: Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép thành lập "Đối tác chuyển đổi hệ thống LTTP" và các "Tổ công tác kỹ thuật chuyên đề" để hỗ trợ và phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn và các địa phương triển khai kế hoạch hành động và huy động các nguồn hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các đối tác quốc tế và trong nước.  
Trưởng đại diện Tổ chức FAO - ông Rémi Nono Womdim khẳng định: FAO sẵn sàng hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam triển khai thực hiện kế hoạch này, tập trung vào bốn trụ cột (khoa học, đổi mới và dữ liệu; chính sách, chiến lược và các chương trình; tài chính; quan hệ đối tác)...
Tại hội nghị, các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và chuyên gia đã trao đổi, tham vấn về việc thành lập “Đối tác hệ thống thực phẩm” và các Tổ công tác kỹ thuật; giới thiệu hoạt động của các đối tác tiềm năng trong thực hiện kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến chế độ ăn lành mạnh và giàu dinh dưỡng hơn; tiêu dùng xanh và chương trình xúc tiến đầu tư, kết nối thị trường tiêu thụ nông sản Việt; thất thoát và lãng phí LTTP ở Việt Nam...

Nguồn tin: Theo Bình Phước online:

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập46
  • Hôm nay6,361
  • Tháng hiện tại51,967
  • Tổng lượt truy cập4,736,049
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây