Kết quả sản xuất vụ đông xuân niên vụ 2020-2021

Thứ tư - 24/03/2021 04:30 824 0
Sản xuất nông nghiệp đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển theo hướng sản xuất quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, trên cơ sở phát huy sản phẩm phù hợp với lợi thế của tỉnh và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay; phát triển cây ăn quả, các loại rau, quả theo hướng công nghệ cao. Duy trì tốt công tác phòng chống sâu bệnh trên cây trồng, hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2021, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 27.349 ha và tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm và ăn quả: 430.800 ha.
1. Kết quả sản xuất vụ Đông Xuân năm 2021 Vụ Đông Xuân niên vụ 2020-2021 diện tích gieo trồng ước đạt được 7.399 ha, tăng 7,14% (tăng493 ha) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: cây lúa 3.264 ha, tăng 8,44% (+254 ha); Cây bắp 317 ha, tăng 3,69% (+11 ha); Khoai lang 36 ha, giảm 68,7% (-79 ha); Khoai mỳ 1.230 ha, tăng 0,41% (+5 ha); Rau các loại 1.616 ha, tăng 32,46% (+396 ha). Hiện đang là mùa khô nên chưa trồng mới; cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả đang trong thời kỳ ra hoa (xoài, chôm chôm, sầu riêng); tạo quả (điều), bắt đầu thu hoạch (tiêu, cà phê) và thời kỳ thay lá mới (cao su). Tỉnh đã chỉ đạo các cấp khuyến cáo người dân tập trung chăm sóc cây trồng; các địa phương chủ động khảo sát, nắm bắt nhu cầu giống cây trồng của người dân; cử cán bộ về các địa bàn để hỗ trợ bà con chăm sóc, phòng, chống các loại sâu bệnh gây hại; khuyến cáo người dân dọn vệ sinh vườn, trại, làm sạch cỏ dại; sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đúng liều lượng theo chỉ dẫn; kết hợp với một số loại phân bón lá để kích thích cây phát triển, theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của cây trồng và diễn biến thời tiết, có biện pháp chăm sóc cây trồng hợp lý. a. Đối với cây lúa: Diện tích 3.264 ha, năng suất 3,4 tấn/ha, sản lượng 8.037,6 tấn. Một số mô hình nổi bật của tỉnh: Hiện nay vùng lúa Đăng Hà (Bù Đăng) và Bù Đốp đang thực hiện mô hình theo tiêu chuẩn hữu cơ trên giống lúa Đài Thơm 8 và ST24 với diện tích 220 ha. Giá bán gạo 14.000đ/kg Đài Thơm 8 (mua sỉ), loại gạo ST 24 giá 23.000đ/kg. Khó khăn: Chưa nhân rộng được mô hình do nhận thức của người dân còn hạn chế, nhiều biện pháp kỹ thuật phòng trừ bệnh theo tiêu chí hữu cơ còn kém hiệu quả. Đề nghị hướng dẫn bộ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đáp ứng đủ dinh dưỡng và phòng trị bệnh cho cây lúa để định hướng, chuyển giao. Trên địa bàn tỉnh chưa có cánh đồng mẫu lớn, tuy nhiên một số vùng nguyên liệu trồng lúa tại huyện Bù Đốp và huyện Bù Đăng được Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và Hội nông dân tỉnh bước đầu xây dựng thương hiệu và bao tiêu sản sản phẩm nhưng số lượng không nhiều, hiệu quả kinh tế không cao. b. Cây ăn trái: Diện tích, sản lượng: Năm 2020 Tổng diện cây ăn trái là 12.358 ha. Trong đó Sầu riêng 2.2827ha sản lượng 10.384 tấn; cam diện tích 533 ha sản lượng 4085 tấn; bưởi 1.338 ha, sản lượng 5.729 tấn; mít 1330 ha, sản lượng 9628 tấn. 2.Tình hình tiêu thụ các loại trái cây từ đầu vụ đến nay những thuận lợi, khó khăn. Thuận lợi: Mặc dù ảnh hưởng của dịch covid nên một số loại trái cây giảm giá nhưng cơ bản các loại cây ăn trái đều có hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận đạt từ bình quân đạt từ 120-300 triệu/ha (tùy loại) cao hơn các cây trồng chủ lực khác như tiêu, điều, cao su. Khó khăn: Ngoài trái chuối được xuất khẩu chính ngạch do có hợp đồng ổn định còn lại các trái cây khác lệ thuộc vào thương lái các tỉnh bạn nên bị ép về giá; về chất lượng trái; biện pháp áp dụng kỹ thuật chưa đạt yêu cầu chăm sóc, quản lý dịch bệnh: Một số đối tượng sâu hại nặng như: Ruồi đục trái, sâu đục quả, thối trái và bệnh xơ đen mít chưa có giải pháp phòng trị hiệu quả. Chưa có nhà máy sơ chế, chế biến trái cây tại tỉnh nên giá trị sản phẩm chưa cao.
Tác giả bài viết: Uông Sợi
Nguồn tin: Hội Cựu chiến binh Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây