SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC

http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn


Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây Điều giai đoạn ra hoa, đậu trái niên vụ 2021 - 2022

Hiện nay các vườn điều đang bước vào giai đoạn rụng lá và chuẩn bị ra chồi non, ra hoa, đậu trái mùa vụ mới, diễn biến thời tiết phức tạp ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển trên cây điều. Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cây điều giai đoạn ra hoa đậu trái cụ thể như sau.
1.Giai đoạn ra chồi non.
 - Về dinh dưỡng: Ở giai đoạn này cần bổ sung hàm lượng lân (P2 O5) và Boro (B) để giúp quá trình hình thành và phân hóa mầm hoa được tốt hơn, có thể sử dụng một số sản phẩm như siêu lân MC08, Atonik, NPK 10-30-10, NPK 10-55-10.
- Về sâu bệnh: Giai đoạn này là bọ đục nõn (bọ đầu dài, bọ vòi voi), bọ xít muỗi, bệnh thán thư, làm cho các chồi non bị héo khô, giảm khả năng ra hoa đậu trái.
+ Bọ đục nõn : Đối với con trưởng thành, có thể sử dụng các thuốc có hoạt chất như: Abamectin (Abamine 3 6EC, Cypermethrin 50g/l – Dimethoare 400 g/l (Nugor super 450EC); đối với sâu non có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như Cypermethrin (Cyperan 10 EC, Tiper 25 EC); Permethrin (Permecicle 50 EC), xử lý thuốc khi sâu mới xuất hiện.
+ Bọ xít muỗi: Làm cỏ vệ sinh vườn, phát quang bụi rậm, hun khói vào sáng sớm hoạch chiều mát để xua đuổi bọ xít muỗi. Có thể dùng các loại thuốc hóa học có hoạt chất sau để phun khi bọ xít muỗi mới xuất hiện và gây hại ở mức độ nhẹ như Cypermethrin (min 92%) (Kilsect 10 EC, Tiper 25 EC); Imidacloprid (Stun 20SL); Permethrin (min 92%) (Kilseet 10,Permecide 50EC) …
+ Bọ trĩ: dễ phòng trừ hiệu quả có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như Abamectin, (Haihamec, 3.6EC, Aremec 45EC); Lmidacloprid (min 96%) (Conjidor 20SL, 700Wg); Deltamethrin (min 98%) (Dersi-s 2.5EC) …
- Bệnh thán thư: đối với bệnh thán thư có thể sử dụng những thuốc có hoạt chất như: Propinep (Antracol 70 WP); Cuprous Oxide (Norshield 86.2WG) …
- Điều tra nắm bắt diễn biến sâu, bệnh hại trên vườn để kết hợp phun thuốc sâu, bệnh và phân bón lá xử lý 01 lần khi đọt non có từ 4-5 lá.
2. Giai đoạn ra bông:
- Về dinh dưỡng: ở giai đoạn này cần bổ sung những nguyên tố vi lượng như Boro (B), kẽm, Mn, GA3,… để cây điều ra hoa được tập trung và tăng khả năng đậu quả, có thể sử dụng các sản phẩm như Siêu vọt hoa điều, Botrac …
- Về sâu bệnh: Cũng như giai đoạn ra chồi non là bọ đục nõn (bọ đầu dài, bọ vòi voi), bọ xít muỗi, bệnh thán thư, làm cho các chồi non bị héo khô, giảm khả năng ra hoa đậu trái.
- Điều tra nắm bắt diễn biến sâu, bệnh hại trên vườn để kết hợp phun thuốc sâu, bệnh và phân bón lá xử lý 01 lần khi chồi hoa dài khoảng 5-8cm hoặc tỷ lệ bông ra >10%. Xử lý sâu bệnh hại bằng các loại thuốc như hướng dẫn giai đoạn chồi non.
3. Giai đoạn đậu trái và nuôi dưỡng trái
- Về dinh dưỡng: Cần bổ sung các nguyên tố vi lượng cần thiết như Boro, kẽm, canxi, … tăng khả năng đậu trái cũng như chất lượng trái, có thể sử dụng kết hợp các sản phẩm như dưỡng trái chắc hạt nhân to MC003 + Canxi Bo, Atonik + Kali sữa MC, …
- Về sâu bệnh: sâu bệnh chủ yếu là bọ xít muỗi, bọ trĩ, sâu đục trái, bệnh thán thư.
- Biện pháp phòng trừ: Điều tra nắm bắt diễn biến sâu, bệnh hại trên vườn để kết hợp phun thuốc sâu, bệnh và phân bón lá xử lý 01 lần khi trái bằng đầu đũa. Xử lý sâu, bệnh hại bằng các loại thuốc như hướng dẫn giai đoạn chồi non.
Ngoài những đối tượng sâu, bệnh hại chính nêu trên, căn cứ vào tình hình cụ thể ở địa phương, các đơn vị chuyên môn cần tăng cường công tác điều tra phát hiện sâu, bệnh và hướng dẫn bà con nông dân biện pháp phòng trừ kịp thời đạt hiệu quả, không để dịch bệnh phát triển lây lan.

 

Tác giả bài viết: Uông Sợi

Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây