Gói giải pháp góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh
Lê Thị Loan-Tuyết Nhung
2013-09-30T23:29:56-04:00
2013-09-30T23:29:56-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Goi-giai-phap-gop-phan-nang-cao-chi-so-PCI-cua-tinh-314.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2013_10/hinh-chinh.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện chương trình hành động nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh liên quan 05 chỉ số là: Chi phí gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Chi phí không chính thức; đào tạo lao động và chỉ số cơ sở hạ tầng. Để góp phần vào việc cải thiện vị trí PCI của tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục thực hiện đồng thời 05 giải pháp này.
Thứ nhất, giải pháp đối với chỉ số Chi phí gia nhập thị trường Đẩy mạnh cải cách hành chính tại bộ phận “Một cửa” của Sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện trả hồ sơ đúng thời gian quy định đối với hồ sơ trên lĩnh vực Lâm nghiệp và Thủy lợi và tiến hành rà soát các thủ tục hành chính nhằm giảm thời gian thực hiện. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra chất lượng nông, lâm sản và vật tư nông nghiệp, thực hiện nghiêm quy định về giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đồng thời xây dựng các vùng sản xuất sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp tục kiện toàn và củng cố hệ thống quản lý kiểm tra giống cây trồng, giống vật nuôi, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các giống mới cho năng suất cao, chi phí thấp. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra thực hiện các quy định của Nhà nước tại cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc các lĩnh vực của ngành Nông nghiệp và PTNT quản lý, góp phần chấn chỉnh và thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước. Thứ hai, giải pháp đối với chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất Tập trung hoàn thành Quy hoạch phát triển cao su; Quy hoạch phát triển ca cao; Quy hoạch phát triển thủy sản, Quy hoạch phát triển Thủy lợi; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch chăn nuôi, giết mổ chế biến, tiêu thụ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh; xây dựng Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng; triển khai thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt. Thứ ba, giải pháp đối với chỉ số Chi phí không chính thức Nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức, viên chức là nhiệm vụ hàng đầu để nâng cao chỉ số “chi phí không chính thức”, nhằm góp phần ngăn chăn nạn tham ô, tham nhũng, cửa quyền gây khó dễ cho doanh nghiệp và các tổ chức khi thực hiện các thủ tục hành chính. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để trở thành một cán bộ gương mẫu, tận tụy tiếp tục là phong trào thi đua trong toàn ngành. Hoàn thiện xây dựng, phát huy hiệu quả đề án vị trí việc làm, công tác quy hoạch, đào tạo, chuẩn hóa, bồi dưỡng cán bộ. Tiếp tục khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đảm bảo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ kế cận có trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành theo hướng CNH-HĐH. Nâng cao năng lực, trình độ của các cán bộ tham gia quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy mạnh công tác tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập huấn về nhiều lĩnh vực: xây dựng cơ bản, xây dựng quy trình thực hiện nhằm hoàn thiện công tác quản lý xây dựng đầu tư cả về xây dựng cơ bản, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; đối ngoại, thông tin tuyên truyền, kỹ năng hành chính, kỹ năng truyền thông.... Thứ tư, giải pháp đối với chỉ số đào tạo lao động Tăng cường công tác khuyến nông cơ sở, mở rộng các hình thức truyền thông chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật bằng kênh truyền hình, bản tin nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động trang tin điện tử của Sở, trình diễn mô hình kỹ thuật nông nghiệp, tờ rơi, tập huấn ngắn ngày, hội thảo khoa học kỹ thuật, tư vấn khuyến nông, đào tạo hệ thống chân rết cán bộ nông nghiệp cấp cơ sở,… tạo điều kiện tốt nhất để người dân tiếp cận nhanh khoa học công nghệ mới. /uploads/news/2013_10/new-picture.png Hoạt động diễn đàn nông nghiệp khoa học kỹ thuật, góp phần tăng chí số đào tạo lao động Phối hợp với các đơn vị dạy nghề tổ chức đào tạo 105 lớp với 11 nghề, số học viên dự kiến là 3.675 người. Đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp, đặc biệt cấp xã, vùng sâu, vùng xa. Thứ năm, giải pháp đối với chỉ số cơ sở hạ tầng Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng cơ bản, đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo về mưa lũ những vùng trọng điểm. Đầu tư, tu bổ, nâng cấp, nhằm đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hồ chứa tham gia cắt lũ, tích nước, phát điện, chống hạn, giao thông... Tăng cường sự phối hợp với các ngành, địa phương để đối phó kịp thời và có hiệu quả các tình huống bất lợi do thiên tai gây ra./. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh hay PCI (viết tắt của Provincial Competitiveness Index) là chỉ số đánh giá và xếp hạng http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_ph%E1%BB%A7 chính quyền các http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%89nh_(Vi%E1%BB%87t_Nam) tỉnh, thành của Việt Nam về chất lượng điều hành kinh tế và xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho việc phát triển http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Doanh_nghi%E1%BB%87p_d%C3%A2n_doanh&action=edit&redlink=1 doanh nghiệp dân doanh. PCI là chỉ số về chất lượng điều hành (governance index), đánh giá các lĩnh vực điều hành kinh tế thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh, thành phố ở Việt Nam. PCI được xem là một công cụ chính sách, hướng tới thay đổi thực tiễn. Hiện nay, có tất cả 10 chỉ số thành phần (với thang điểm 100) nhằm đánh giá và xếp hạng các tỉnh về chất lượng điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam. Những chỉ số đó là: Gia nhập thị trường; Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Tính minh bạch; Chi phí thời gian; Chi phí không chính thức; Tính năng động của lãnh đạo tỉnh; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; Đào tạo lao động và chỉ số Thiết chế pháp lý./.
Tác giả bài viết: Lê Thị Loan-Tuyết Nhung
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y: