Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây mắc ca

Thứ năm - 25/10/2018 05:42 1.208 0
Cây mắc ca phù hợp với khí hậu có nhiệt độ: 15 - 35°C, thích hợp nhất 20 - 25°C; Lượng mưa bình quân năm: 1600 – 2500 mm; Độ cao so với mặt nước biển: 50 - 1200 m; Những nơi ít bị gió mạnh, gió phơn (gió Lào), sương muối, mưa phùn ẩm ướt kéo dài. Trồng mắc ca ở những nơi đất tốt, thích hợp nhất là nơi có độ dày tầng đất từ 50 cm trở lên, thành phần cơ giới nhẹ, khả năng thoát nước tốt, giàu hữu cơ, độ pH(kcl) = 4 - 6,5; không trồng cây mắc ca trên đất cát, đất ngập úng, đất chua phèn. Địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc không quá 25°.
I. KỸ THUẬT TRỒNG 1. Phương thức, mật độ và thời vụ trồng a) Cây mắc ca có thể trồng theo 2 phương thức: trồng thuần loại hoặc trồng xen với cà phê, chè, hồ tiêu: - Trồng thuần loài với mật độ từ 205 cây/ha (khoảng cách 7 x 7 m) đến 278 cây/ha (khoảng cách 6 x 6 m); - Trồng xen: + Trồng xen với cây cà phê với các mật độ 111 cây/ha (khoảng cách 15 x 6m), 124 cây/ha (khoảng cách 9 x 9m) và 138 cây/ha (khoảng cách 12 x 6m); + Trồng xen với cây hồ tiêu với các mật độ 93 cây/ha (khoảng cách 12 x 9m), 124 cây/ha (khoảng cách 9 x 9m), 111 cây/ha (khoảng cách 15 x 6m) và 138 cây/ha (khoảng cách 12 x 6m); + Trồng xen với cây chè với các mật độ 74 cây/ha (khoảng cách 15 x 9m), 93 cây/ha (khoảng cách 12 x 9m) và 111 cây/ha (khoảng cách 15 x 6m). b) Thời vụ trồng tốt nhất là mùa Xuân đối với các tỉnh phía Bắc; đối với các tỉnh phía Nam trồng vào đầu mùa mưa. 2. Xử lý thực bì, làm đất a) Phát dọn toàn diện để giảm cỏ dại, sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cuốc lật đất hoặc xới đất, rẫy cỏ cục bộ 1,5 – 2 m2 xung quanh vị trí đào hố, nhặt sạch rễ cây lớn (trên 2 cm), đối với những nơi đất dốc (>20°) nên làm bậc thang theo đường đồng mức có mặt băng rộng từ 2 - 4m; b) Đào hố kích thước tối thiểu 60 x 60 x 60 cm, hố được đào trước khi trồng ít nhất 1 - 1,5 tháng để phơi ải; khi đào chú ý để lớp đất trên mặt riêng đế trộn với phân lót khi lấp hố; c) Bón lót và lấp hố trước khi trồng ít nhất 1,5 tháng; mỗi hố bón từ 30 đến 50 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì), 500 g NPK và 300 g vôi bột được trộn đều với đất mặt; lấp hố bằng đất mặt xung quanh, tạo hình mai rùa cao hơn mặt đất tự nhiên 5 - 10cm. 3. Chọn giống (dòng) để trồng a) Trên mỗi đơn vị diện tích trồng từ 4 - 5 dòng Mắc ca (không trồng đơn dòng); bố trí trồng từng dòng theo băng (một dòng có từ 3 - 4 hàng) xen kẽ nhau để thụ phấn chéo giữa các giống với nhau, tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tính chống chịu sâu bệnh hại, giảm rủi ro mất mùa, đặc biệt là tăng tỷ lệ nhân và kích thước hạt. b) Có thể chọn trồng bằng các giống Mắc ca đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận trong các tố họp dòng (i): 246, Daddow và OC; (ii): 849, 741, Daddow, 695 và OC; (iii): Daddow, 741, 246, 849, 695 và 800; (iv): 842, Daddow, 246 và 849; (v):741, 246, Daddow, 849 và OC; (vi): 816, 741, Daddow, 695 và 900. 4. Kỹ thuật trồng a) Trước khi trồng, cây phải được huấn luyện để chịu nắng và chịu tưới ướt; b) Dùng cuốc tạo một lỗ sâu khoảng 40 cm ở giữa hố đã lấp, đủ rộng để đặt vừa bầu cây. Khi đặt cây ghép phải để chồi ghép về phía hướng gió chính; c) Rạch bỏ vỏ bầu nylon ra khỏi bầu đất; đặt bầu ngay ngắn trong lòng hố, chỉnh cho cây đứng thắng; lấp đất và lèn chặt; vun đất xung quanh gốc cây 40 cm thành hình mai rùa, cao hơn mặt đất khoảng 5 cm để dễ dàng thoát nước khi mưa; lưu ý các thao tác thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất của cây; d) Dùng 3 cọc dài 1,0 - 1,2 cm cắm thành hình tam giác xung quanh, cách gốc cây 40 - 50 cm, buộc chụm phần trên ngọn cọc lại tương ứng với 2/3 chiều cao của cây và buộc vào thân cây để cố định, bảo vệ cây khỏi bị đổ gẫy; tháo hết dây cuốn ghép cây; đ) Tủ rơm rạ, cỏ hoặc bổi thành lớp dày 4 - 5 cm rộng 1 m xung quanh gốc cây (cách gốc 5 cm) để giữ độ ẩm và ngăn cỏ dại. II. KỸ THUẬT CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CÂY TRỒNG 1. Chăm sóc a) Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10- 15 lít/cây; b) Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8 – 1 m; mỗi năm chăm sóc 2 - 3 lần và tiến hành thường kỳ hàng năm. 2. Bón thúc ở giai đoạn cây non (từ 1 đến 6 tuổi) a) Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên, bón vào tháng 1 - 3 hàng năm bằng phân chuồng hoai kết hợp phân NPK và vôi bột; b) Cuốc rãnh rộng và sâu 25 – 35 cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều và cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất, cụ thể: - Năm thứ 2: Bón 10 – 20 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,1 kg NPK và 0,1 kg vôi bột; - Năm thứ 3: Bón 20 – 30 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,2 kg NPK và 0, l kg vôi bột; - Năm thứ 4: Bón 30 – 40 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều luợng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,3 kg NPK và 0,l kg vôi bột; - Năm thứ 5 và thứ 6: Bón 40 -50 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,4 kg NPK và 0,1 kg vôi bột. 3. Bón thúc ở giai đoạn cây trưởng thành (từ năm thứ 7 trở đi) a) Bón thúc lần 1: Bón 50 – 70 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) và 0,2 kg vôi bột vào sau khi kết thúc mùa thu hoạch quả và vệ sinh tỉa cành, tạo tán; b) Cuốc rãnh rộng và sâu 25 – 35 cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều, cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất; c) Thời kỳ bón đạm (Urê 46% N): Sau bón thúc phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh lần 1 từ 2 - 3 tuần, bón 0,3 - 0,4 kg đạm urê/cây, bằng cách pha với 10 lít nước, khuấy tan và tưới đều xung quanh gốc cây vào chiều râm mát hoặc sáng sớm (tránh ngày trời mưa); d) Bón thúc lần 2: Bón 1,0 - 1,2 kg lân/cây. Thời kỳ bón: Khu vực Tây Bắc, bón vào tháng 11 - 12, khu vực Tây Nguyên bón vào tháng 9 - 10; đ) Bón thúc lần 3: Bón 0,4 - 0,5 kg kali 60% K20. Thời kỳ bón: Khu vực Tây Bắc bón vào tháng 4 - 5, khu vực Tây Nguyên bón vào tháng 2 – 3. 4. Tưới nước vào mùa khô a) Ở giai đoạn cây non: Tưới 3 lần/tháng, 10 lít/cây cho một lần tưới với cây tuổi 2 và 3, tưới tăng lên 20 lít/cây cho một lần cho cây tuổi 4 và 5; b) Ở giai đoạn cây trưởng thành: Tưới 3 lần/tháng, 50 lít/cây cho một lần tưới; c) Thời kỳ tưới: Khu vực Tây Bắc vào tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, khu vực Tây Nguyên vào tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. 5. Phòng trừ sâu, bệnh hại a) Quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần, lần 1 vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau; lần 2 vào tháng 7 - 8 để phòng chống sâu hại và bệnh; b) Vị trí quét bắt đầu từ phần duới gốc cây (bới phần đất mặt sâu xuống 2­5 cm) quét lên thân cây khoảng 50 - 80 cm; - - c) Các loại sâu hại chính: (i) Sâu non: Sâu non ăn nụ và hoa nên thường xuyên kiểm tra, khi thấy 50% hoa tự bị hại trong mùa xuân thì phải phun thuốc kịp thời. Thời gian phun vào cuối buổi chiều tối; . (ii) Bọ xít đốm quả: Gây hại bằng cách chích và hút dịch từ vỏ quả và hạt, nếu tấn công từ tháng 4 đến tháng 6 thì làm giảm sản lượng và chất lượng nhân nhiều nhất; kiểm tra quả xanh rụng hàng tuần để xác định mức độ thiệt hại, mức độ thiệt hại khi 5% quả xanh bị rụng ở tuần đầu tiên hoặc 2,5% bị hại trong các tuần tiếp theo thì phải phun thuốc; (iii) Mọt hạt: Là trứng mọt ở trên vỏ quả, rãnh đường nối và chung quanh cuống quả. Đầu tiên là sâu non ăn vỏ quả tạo ra các đường chui vào trong hạt, làm cho quả rụng sớm, hàng tuần kiểm tra quả xanh rụng đế xác định mức độ thiệt hại, số trứng sâu non còn sống trên các vỏ quả, hạt rụng từ 1,2 đến 3% số hạt theo giai đoạn phát triển của hạt thì phải phun thuốc. Thời kỳ theo dõi: Khu vực Tây Bắc từ tháng 5 đến tháng 8, khu vực Tây Nguyên từ tháng 3 đến tháng 7; (iv) Các loại sâu hại khác như bọ trĩ, rệp cam đen, rệp đám, rệp sáp Latan, sâu hại cành non, sâu tóc và bọ rùa Bảng 1: Thuốc sâu cho một số loại sâu chủ yếu ở mắc ca Sâu hại Một số thuốc thương phẩm Tỷ lệ trong 100 lít Số ngày giữ Ghi chú Sâu hại hoa Lepidex 500 100 ml 2 Lepidex 500 SL 100 ml 2 Minic 700 WP 8,5 g 28 Các loại có sẵn 100 ml 14 Bọ xít và rệp đốm quả Gusathion 200 SC 190 ml 7 Benthion 200 190 ml Bulldock 25 EC 25 ml hoặc 50 ml 7 Lepidex 500 100 ml 2 Lepidex 500 SL 100 ml Supracide 400 65 ml 21 Suprathion 400 EC 65 ml Mọt hạt Gusathion 200 SC 190 ml 7 Benthion 200 190 ml Bulldock 25 EC 50 ml 7 Supracide 400 1255 ml 21 Suprathion 400EC 125 ml Minic 700 WP 12,9 g 28 d) Các loại bệnh hại chính: . (i) Bệnh thối hoa là bệnh chính trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và lạnh, bệnh do nấm (Botrytis cinerea) gây ra. Triệu chứng là trên các cánh hoa mới nở có mầu, cuống hoa thường bị mốc xám phát triển và đặc biệt sau khi cánh hoa nở đã bị tàn rất nhiều. Theo dõi bệnh tàn lụi bằng cách phun ngay khi phát hiện bệnh xâm nhiễm và tốt nhất trước khi hoa nở nhiều; (ii) Bệnh đốm quả là bệnh rụng quả trong thời kỳ phát triển từ lúc đậu quả cho tới lúc quả chín. Triệu chứng bệnh biểu hiện quả có các đốm tròn màu vàng đến nâu vàng với đường kính 5- 10 mm trên vỏ quả xanh. Chỗ bị bệnh đốm quả thì quả khó cắt ngang bằng dao sắc hơn chỗ không bị nhiễm. Bệnh tiến triển trong 15 đến 18 tuần, nên phun thuốc diệt nấm có hiệu quả khi bắt đầu xâm nhiễm; (iii) Bệnh loét vỏ cây ở cây trưởng thành thì phần vỏ ở gốc bị bạc mầu và thường bị chảy nhựa, ở cây non bị bệnh thường cằn cọc, tán lá thưa và lá bị vàng. Bệnh xâm nhập qua vết thương trên vỏ, truyền xuống phần dưới thân cây và rễ hút. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết ẩm ướt và tạo thành những vũng nước xung quanh gốc cây, cây bị thương khi bị va đập sẽ tạo điêu kiện cho nấm bệnh phát triển. Phòng trừ bằng cách cắt những cành bị loét vỏ và bôi vết loét bằng thuốc diệt nấm có đồng và phối hợp với quét vôi trắng. Bảng 2: Thuốc diệt nấm Sâu hại Một số thuốc thương mại Nồng độ Thời gian cấn trữ Chi chú Thối hoa Dung dịch Rovral 100 ml/100 lít 17 tuần Phun lên toàn bộ hoa khi bắt đầu nở Nước đặc Rovral 50 ml/100 lít 17 tuần Nước đặc Ippon 500 50 ml/100 lít 17 tuần Đốm quả Spin Flo 50 ml/100 lít 17 tuần Phun sau khi hoa nở rộ từ 5 - 8 tuần và phun không quá 2 lần/mùa. Các sản phẩm có sắn có hoạt tính Oxychloride đồng 250 ml/100 lít 1 ngày Phun cách 3 - 4 tuần từ lúc đậu quả đến giữa hè nếu mùa trước có bệnh. Loét vỏ cây Ridomil Gold 50 Gzee- mil 50G Axiom 50G 25-100g/lít 28 ngày Phun lên đất Ridomil Gold Plus Axiom Plus 37,5 g/lít 28 ngày Phun từ 1 - 5 lít tùy theo độ lớn của cây, phun ướt phần dưới gốc cây đất quanh gốc. Các loại thuốc có sẵn có hoạt tính Metalaxyl + oxychloride đồng Hydroxide đồng 70-100 g/100 lít nước hoặc nước vôi tôi 1 ngày 6. Tỉa cành, tạo tán a) Thực hiện tỉa cành, tạo tán ở ba năm đầu; b) Tùy vào tình hình cụ thể, với cây sinh trưởng ngọn mạnh thì cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành; đối với những cây sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn các cành bên; thời gian cắt ngọn thân chính, ngọn các cành bên từ tháng 1 đến tháng 3; c) Cắt ngọn được tiến hành 3 lần: lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1 m; lần 2 ở phía trên cách 0,6 - 0,8 m so với vị trí bấm lần 1; lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6­ - 0,8 m; d) Chọn, giữ lại 2 - 3 cành khỏe, tỉa bỏ những cành yếu; đ) Sau năm thứ 3 để cây phát triển bình thưòng, các năm tiếp theo chỉ tỉa bỏ những cành rất nhỏ phát triển ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày; e) Giai đoạn cây đã khép tán (thường từ 7 tuổi trở lên) cần xén mép tán (cắt xén ở đầu cành non) với diện tích khoảng 10% so với diện tích của tán cây và tỉa cành tạo cây như hình tháp. Thời kỳ xén sau mùa thu hoạch quả. Đóng cọc 4 góc cách gốc cây khoảng 2 - 2,5 m để chằng dây chống cho cây đổ khi mưa bão
Nguồn tin: Đoàn Thanh niên Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây