Phân chia sinh cảnh động vật hoang dã ở Ban quản lý rừng phòng hộ bù đốp

Thứ ba - 01/12/2020 08:23 895 0
1. Sự cần thiết phân chia sinh cảnh động vật hoang dã Bù Đốp là huyện có diện tích đất lâm nghiệp khá lớn kéo dài theo tuyến biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia, lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2600 mm, nhiệt độ bình quân năm khoảng 26 0C, địa hình có nhiều đồi gò thấp, lượn sóng nhẹ, nghiêng dần theo hướng từ Tây Bắc sang Đông Nam, thổ nhưỡng phần lớn là những loại đất có chất lượng tốt như đất nâu đỏ, nâu vàng, đất đen trên đá ba zan…. cho nên Bù Đốp những hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng, phong phú có giá trị cao cả về kinh tế, môi trường, xã hội, an ninh quốc phòng cũng như khoa học. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội nói chung thì tài nguyên rừng lại có xu thế giảm cả về số lượng và chất lượng. Đến nay, Ban QLRPH Bù đốp có khoảng 8.322,76 ha đất lâm nghiệp (gồm: 6.059,55 ha rừng kín thường xanh trên núi đất, 261,77 ha rừng rụng lá, 1.025,49 ha rừng trồng và 985,43 ha đất chưa có rừng). Diện tích rừng tự nhiên hiện còn ở Ban QLRPH Bù Đốp, phần lớn là những hệ sinh thái rừng nhiệt đới đã bị tác động mạnh bởi cả một quá trình dài. Nhưng, trong những hệ sinh thái rừng nhiệt đới này vẫn còn tính đã dạng sinh học khá cao; vẫn còn những loài thực vật và động vật quý. Do đó, việc điều tra, khoanh vùng sinh cảnh cho một số loài động vật hoang dã quý hiếm để góp phát phát triển những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Ban QLRPH Bù Đốp là cần thiết. 2. Nội dung, phương pháp và kết quả chia sinh cảnh động vật hoang dã Sinh cảnh động vật hoang dã được hiểu là nơi sinh sống của động vật hoang dã, là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tổng hợp các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến sinh sống của động vật hoang dã. Nhưng yếu tố môi trường đó bao gồm các yếu tố vô sinh, các yếu tố hữu sinh. Trong những điều kiện khác nhau đối với mỗi loại động vật hoang dã khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố cũng ở những mức độ khác nhau. Nhưng trong phạm vi hẹp đối với động vật hoang dã thì những yếu tố môi trường đó thường là những yếu tố về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn và thảm thực vật. Trên cơ sở khảo sát sơ bộ, điều tra 76 ô tiêu chuẩn với kích thước mỗi ô 1000 m2, phỏng vấn nhân dân địa phương và tra cứu tài liệu đã xác định được một số loài động vật hoang dã quý hiếm ở Ban QLRPH Bù Đốp, như: (1) Khỉ vàng (Macaca mulatta) và Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) thuộc họ Khỉ (Cercopithecidae); Cu li lớn (Loris coucang) và Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus) thuộc họ Cu li (Loricidae) trong bộ Linh trưởng (Primates). (2) Bò rừng (Bos sondaicus) thuộc họ Bò (Bovidae), Hoãng (Muntiacus muntjak) thuộc họ Hươu nai (Cervidae) trong bộ Ngón chẵn. (3) Công (Pavo muticus) thuộc họ Trĩ trong bộ Gà (Galliformes). (4) Kỳ đà vân (Varanus bengalensis) thuộc họ Kỳ đà (Varanidae) trong bộ Có vảy (Squamata). Phân tích một số đặc điểm sinh thái của những loại động vật hoang dã nêu trên và đối chiếu với điều kiện tự nhiên ở Ban QLRPH Bù Đốp đã xác định được những yếu tố môi trường tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sinh sống của động vật hoang dã, gồm: Độ cao, độ dốc, nguồn nước mặt và hiện trạng thảm che. Những yếu tố môi trường tự nhiên này cũng chính là những yếu tố sinh cảnh của động vât hoang dã ở Ban QLRPH Bù Đốp với ngưỡng phân cấp: (1) Độ cao so với mực nước biển có 2 cấp, gồm: Cấp H1 có độ cao dưới 250 m. Cấp H2 có độ cao dưới 500 m. (2) Độ dốc có 3 cấp: Cấp S1 có độ dốc dưới 15o. Cấp S2 có độ dốc dưới 25o. Cấp S3 có độ dốc trên 25o. (3) Hiện trạng sử dụng đất, có 4 loại, gồm: C1 là rừng kín thường xanh. C2 là rừng khộp. C3 là rừng trồng. C4 là đất chưa có rừng. (4) Nguồn nước mặt, có 2 cấp: w1 là thuận lợi về nguồn nước mặt. w2 là ít thuận lợi về nguồn nước mặt. Chồng xếp các lớp bản đồ địa hình, lập địa, hiện trạng sử dụng đất năm 2019, thủy văn và cập nhật ngưỡng phân cấp các yếu tố cấu thành sinh cảnh đã xây dựng được Bản đồ phân chia sinh cảnh động vật hoang dã ở Ban QLRPH Bù Đốp trong môi trường Mapinfo như Hình 01 và Hình 02 sau: /uploads/news/2020_12/h1_1.png Hình 01: Bản đồ sinh cảnh Ban QLRPH Bù Đốp /uploads/news/2020_12/new-picture.png Hình 02: Biểu đồ phân bổ diện tích sinh cảnh ở Ban QLRPH Bù Đốp Truy vấn, phân tích Bản đồ phân chia sinh cảnh động vật hoang dã ở Ban QLRPH Bù Đố trong môi trường Mapinfo cho kết quả phân chia và thống kê sinh cảnh như ở bảng sau: Mã Sinh cảnh Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 H1S1C1W1 2.813,61 33,77 2 H1S1C1W2 1.478,84 17,75 3 H1S1C2W1 60,69 0,73 4 H1S1C2W2 201,08 2,41 5 H1S1C3W1 510,97 6,13 6 H1S1C3W2 500,97 6,01 7 H1S1C4W1 301,83 3,62 8 H1S1C4W2 676,07 8,11 9 H1S2C1W1 845,57 10,15 10 H1S2C1W2 294,29 3,53 11 H1S2C3W1 9,34 0,11 12 H1S2C4W1 3,02 0,04 13 H1S2C4W2 1,57 0,02 14 H1S3C1W1 403,06 4,84 15 H1S3C1W2 142,36 1,71 16 H1S3C3W2 4,21 0,05 17 H1S3C4W1 3,46 0,04 18 H2S1C1W1 74,38 0,89 19 H2S2C1W1 2,38 0,03 20 H2S3C1W1 5,06 0,06 Tổng 8.332,76 100,00 Bảng: Phân chia và thống kê sinh cảnh Ban QLRPH Bù Đốp Từ Bảng Phân chia và thống kê sinh cảnh Ban QLRPH Bù Đốp cho thấy, với tổng diện tích lâm phần của Ban QLRPH Bù Đốp là 8.332,76 ha đã phần lập được 20 sinh cảnh động vật hoang dã. Mỗi sinh cảnh là tổ hợp của 4 yếu tố sinh cảnh ở những ngưỡng phân cấp mức độ thích hợp khác nhau. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế - Việc phân chia sinh cảnh động vật hoang dã trên cơ sở đối chiếu, đánh giá mức độ thích hợp của động vật hoang dã với các yếu tố cấu thành sinh cảnh bằng phương pháp ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) là hướng nghiên cứu mà khoa học phân chia sinh cảnh đang rất quan tâm. - Kết quả phân chia sinh cảnh dựa trên cơ sở để đánh giá mức độ thích hợp của mỗi loại sinh cảnh với mỗi loại động vật hoang dã và từ đó xây dựng kế hoạch bảo vệ và phát triển sinh cảnh động vật hoang dã ở Ban QLRPH Bù Đốp; cũng có nghĩa là góp phần phục hồi, bảo vệ và phát triển những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Ban QLRPH Bù Đốp. - Mặc dù những hệ sinh thái rừng tự nhiên, thứ sinh trên núi đất ở Ban QLRPH Bù Đốp đã bị tác động nhiều theo thời gian. Nhưng cấu trúc rừng vẫn đảm bảo được diễn thế tiến bộ, động vật hoang dã vẫn còn, đặc biệt là một số loài quý hiếm. Vì vậy, rất cần có sự đầu tư quản lý, bảo vệ tốt những hệ sinh thái rừng quý giá này. - Nghiên cứu này cũng là tiền đề cho những nghiên cứu sâu và rộng hơn trên địa bàn tỉnh về động vật hoang dã, về sinh cảnh, về đa dạng sinh học và phát triển tài nguyên rừng. - Ngành lâm nghiệp cũng cần phát triển những ứng dụng để phục vụ cho nghiệp vụ bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh, đó cũng là nhiệm vụ cần phải thực hiện hiện theo theo kế hoạch xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh.
Tác giả bài viết: Trần Quốc Hoàn-PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây