Giải phóng bình phước

Tình hình sinh vật gây hại cây trồng tuần 42 (từ ngày 16-22/10/2021)

Thứ hai - 25/10/2021 05:17 431 0
Trong tuần 42 (từ ngày 16-22/10/2021) các cây trồng đang trong giai đoạn sinh trưởng như cây lúa, bắp (ngô), mỳ (sắn), cây rau, đậu các loại, cây tiêu, cây cà phê, điều, cây ăn quả, cây cao su và xuất hiện nhiều bệnh hại cho cây trồng.
1. Cây lúa
Cây lúa đang bước vào các giai đoạn phát triển xuất hiện chủ yếu các sâu bệnh hại như: Ốc bươu vàng gây hại 23 ha ở mức độ nhẹ và tập trung ở Bù Gia Mập và Lộc Ninh; Bệnh vàng lá vi khuẩn gây hại 10 ha với mức độ nhẹ và tập trung ở Lộc Ninh; Sâu cuốn lá nhỏ; bọ trĩ; rầy nâu.
2. Cây tiêu
Cây tiêu đang bước vào giai đoạn nuôi trái xuất hiện một số sâu bệnh hại như bệnh chết chậm (gây hại 704 ha tập trung ở Bình Long, Lộc Ninh và Bù Gia Mập); Tuyến trùng (gây hại 661 ha tập trung chủ yếu ở Bình Long, Bù Đăng và Bù Gia Mập); Bệnh thán thư (gây hại 158 ha tập trung chủ yếu ở Lộc Ninh, Phú Riềng và Bù Đăng); Bệnh chết nhanh (gây hại 101ha tập trung chủ yếu ở Bình Long, Bù Gia Mập và Bù Đăng) và một số sâu bệnh khác.
3. Cây cà phê
Cây cà phê đang bước vào các giai đoạn nuôi trái xuất hiện một số sâu bệnh gây hại như: bệnh rỉ sắt (gây hại 393 ha ở mức độ nhẹ chủ yếu ở Bù Đăng, Phú Riềng, Bù Gia Mập); Bệnh nấm hồng (gây hại 403 ha ở mức độ nhẹ chủ yếu ở Bù Đăng, Phú Riềng và Bù Gia Mập); bệnh khô cành, bệnh đốm mắt cua, bọ xít muỗi, rệp sáp và một số sâu bệnh khác.
4. Cây điều
Cây điều đang ở giai đoạn sinh trưởng, phát triển xuất hiện một số sâu bệnh gây hại như: Sâu đục thân cành (gây hại 6.559 ha chủ yếu ở mức độ nhẹ tập trung ở Bù Đăng, Phú Riềng và Bù Gia Mập); Bệnh thán thư (gây hại 1.434 ha tập trung chủ yếu Bù Đăng, Bình Long và Đồng Phú); Bọ xít muỗi (gây hại 895 ha tập trung chủ yếu ở Phú Riềng, Bình Long, Bù Gia Mập); Bệnh khô cành (gây hại 839ha tập trung ở Bù Đăng, Đồng Xoài và Phước Long); Bệnh nấm hồng (gây hại 682 ha tập trung ở Phú Riềng, Bù Đăng và Bù Gia Mập) và một số bệnh khác.
5. Cây cao su
Cây cao su trong giai đoạn này đang khai thác mủ xuất hiện một số sâu bệnh gây hại như nấm hồng (gây hại 4.302ha tập trung chủ yếu ở Phú Riềng, Bù Đăng và Bình Long); Bệnh loét sọc mặt cạo( gây hại 3.241 ha tập trung chủ yếu ở Phú Riềng, Chơn Thành và Bình Long); Bệnh khô miệng cạo (gây hại 1.416ha tập trung ở Phú Riềng, Chơn Thành và Bù Gia Mập); Bệnh rụng lá và một số bệnh khác
6. Cây ăn trái
Gây hại trên cây có múi là Sâu Vẽ bùa 116ha, nấm hồng 89ha, bệnh thán thư 52ha. Gây hại trên cây nhãn gồm Chổi rồng 142 ha, ruồi đục quả 78 ha, sâu đục quả 51 ha. Gây hại trên cây sầu riêng gồm rầy bông tua trắng 227 ha, bệnh đốm rong, tảo 59 ha, bệnh nấm hồng 55ha.
7. Cây khoai mì  (sắn)
Khoai mì trong giai đoạn này đang phát triển xuất hiện chủ yếu các sâu bệnh hại như khảm lá virus (gây hại 141ha tập trung ở huyện Chơn Thành, Đồng Phú) và bệnh chổi rồng.
8. Cây rau
Sâu tơ, bệnh héo xanh, bệnh lỡ cổ rể, bọ trĩ, rệp muội và một số sây bệnh hại khác gây hại rải rác hầu hết các vùng trồng rau, nhưng ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Đề nghị Trung tâm Dịch vụ các huyện, thị xã, thành phố cần tăng cường điều tra theo dõi chặt chẽ tình hình sâu bệnh hại trên các loại cây trồng và hướng dẫn  người dân nên chú ý đến các đối tượng sâu bệnh và chăm sóc, phòng trừ theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ thực vật.

Tác giả bài viết: Trịnh Yến

Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,807
  • Tháng hiện tại84,140
  • Tổng lượt truy cập4,556,020
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây