Đánh giá thực trạng và giải pháp nguồn nhân lực Sở Nông nghiệp & PTNT
Lã Quốc Thái-Phòng Tổ chức Cán bộ
2015-02-04T04:53:25-05:00
2015-02-04T04:53:25-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/to-chuc-khen-thuong/Danh-gia-thuc-trang-va-giai-phap-nguon-nhan-luc-So-Nong-nghiep-PTNT-842.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhấn mạnh: "Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm nhằm trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp cần thiết để làm tốt công việc được giao".
Với yêu cầu, mục tiêu đó trong thời gian qua công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT, kịp thời bám sát chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Tỉnh ủy, các Đề án, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của tỉnh. Thực trạng Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của Sở Nông nghiệp & PTNT trong thời gian qua đã đạt một số thuận lợi, kết quả tích cực. Với việc UBND tỉnh tăng cường liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh theo hình thức vừa học, vừa làm như: Cao cấp lý luận chính trị, đại học (hành chính, Văn phòng, Nội vụ), sau đại học (Hành chính, Luật)… đã tạo được nhiều thuận lợi, giảm được thời gian và chi phí đào tạo, giúp Sở chủ động về kế hoạch và linh hoạt về thời gian trong quá trình cử CBCCVC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; CBCCVC có thêm thời gian, điều kiện tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn được giao. Đề án đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2012 – 2015 của Sở Nông nghiệp & PTNT là cơ sở giúp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Qua đó kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được xây dựng đảm bảo hợp lý về cơ cấu, chức danh, định hướng đào tạo bồi dưỡng gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, bố trí sử dụng sau đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa và phát triển. Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở thời gian qua đã tạo nhiều điều kiện về thời gian và cả kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nhờ đó tạo động lực khích lệ CBCCVC không ngừng học tập, nâng cao năng lực công tác; số lượng CBCCVC có trình độ đào tạo sau đại học ngày càng tăng, tạo bước chuyển biến trong việc nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, giỏi chuyên môn, có đủ năng lực quản lý, tinh thông nghiệp vụ. CBCCVC sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đều được đơn vị bố trí phù hợp với trình độ và đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý. Nhìn chung, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC Sở Nông nghiệp & PTNT cơ bản đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức, viên chức được quy định tại Quyết định số 64/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh. CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung, nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Về chuyên môn nghiệp vụ: Trên Đại học: 21 CBCCVC chiếm 5 %; Đại học: 270 CBCCVC chiếm 66 %; Cao đẳng: 10 CBCCVC chiếm 2 %; Trung cấp: 110 CBCCVC chiếm 27 %. Về lý luận chính trị: Cử nhân 03 CBCCVC chiếm 0,5 %; Cao cấp: 31 CBCCVC chiếm 8 %; Trung cấp và tương đương: 40 CBCCVC chiếm 10 %. Về quản lý Nhà nước: Chuyên viên cao cấp: 03 CBCCVC chiếm 0,7 %; Chuyên viên chính và tương đương: 21 CBCCVC chiếm 5 %; Chuyên viên: 152 CBCCVC chiếm 37 %; Cán sự: 18 CBCCVC chiếm 4 %. Về tin học: Chứng chỉ A, B, C: 325 CBCCVC chiếm 80 %; Đại học: 01 CBCCVC chiếm 0,3 %; Trung cấp: 3 CBCCVC chiếm 0,7 %. Về ngoại ngữ: Chứng chỉ A, B, C: 309 CBCCVC chiếm 75 %; Đại học: 02 CBCCVC chiếm 0,6 %. Khó khăn vẫn còn đó Bên cạnh những kết quả đạt được công tác đào tạo, bồi dưỡng của Sở Nông nghiệp & PTNT còn một số khó khăn, hạn chế sau: 1. Đội ngũ CBCCVC có trình độ sau đại học chiếm tỷ lệ còn thấp (4 %) trong tổng số CBCCVC của Ngành; tỷ lệ đã qua đào tạo các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị chỉ đạt 18,5 %; tỷ lệ chưa được bồi dưỡng trình độ từ Trung cấp lý luận chính trị trở lên còn lớn (chiếm 72,3 %). Do đó đã gây nhiều khó khăn trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bố trí CBCCVC của Ngành. 2. Một số công chức đang công tác tại các Hạt Kiểm lâm huyện do đặc thù ngành và lịch sử để lại hiện chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định. 3. Một bộ phận CBCCVC đi học mang tính tự phát, không theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. 4. Việc “bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu kiến thức, kỹ năng chuyên ngành hàng năm, 01 tuần/01 năm/01 công chức” theo quy định tại Nghị định 18/2010/NĐ-CP vẫn chưa được thực hiện đồng bộ, đảm bảo theo quy định. Một phần nguyên nhân do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện, một phần do tình hình khó khăn chung chưa bố trí được nguồn kinh phí thực hiện. Giải pháp Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới Sở Nông nghiệp & PTNT tập trung vào bốn giải pháp chính sau: 1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn bám sát, gắn với công tác quy hoạch cán bộ của Ngành nhằm góp phần chủ động tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý, đảm bảo tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục trong các thế hệ cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. 2. Tiếp tục thu hút, đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng được đội ngũ, nhóm chuyên gia đầu ngành có trình độ tiến sỹ, thạc sỹ ở một số lĩnh vực trọng tâm như: Cây, con giống; lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản. 3. Về bồi dưỡng, ưu tiên cử tham gia bồi dưỡng nâng cao các kỹ năng quản lý hành chính, nâng cao chất lượng công tác tham mưu như: Kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý nhân sự, kỹ năng soạn thảo văn bản – điều tra, tổng hợp số liệu - báo cáo - tham mưu, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp – ứng xử - văn hóa công sở… 4. Tập trung vào việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ Trung cấp lý luận cho đội ngũ CBCCVC trong diện quy hoạch. Phấn đấu đến hết năm 2020 100% đội ngũ CBCCVC trong diện quy hoạch bổ nhiệm chức vụ Phó Trưởng phòng Sở và tương đương được bồi dưỡng từ trình độ Trung cấp lý luận trở lên./.
Tác giả bài viết: Lã Quốc Thái-Phòng Tổ chức Cán bộ
Nguồn tin: Văn phòng điều phối NTM::