1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Mã số TTHC: 1.007931

1. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Mã số TTHC: 1.007931

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời chuyển hồ sơ về Chi cục Trồng trọt và BVTV giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và BVTV thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Chi cục Trồng trọt và BVTV cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đồng thời gửi kết quả về bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bình Phước.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
  c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP.
 - Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).
Quy định về các loại thành phần hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân)
  đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
  e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Chi cục Trồng trọt và BVTV
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và BVTV.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
h) Phí, lệ phí: 500.000 đồng / 01 cơ sở/ lần.
  i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP).
  k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
  Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm: - Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng; - Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định; - Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018.
- Điều 4, Điều 13, Điều 15, Điều 17, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.
- Điều 1 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
- Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
 

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Mã số TTHC:1.007932

2. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón. Mã số TTHC:1.007932

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời chuyển hồ sơ về Chi cục Trồng trọt và BVTV giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón:
(i) Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón:
 Trong thời hạn 06 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt và BVTV thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra điều kiện buôn bán phân bón tại tổ chức, cá nhân và lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Trường hợp tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục, sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến Cơ quan tiếp nhận hồ sơ để kiểm tra nội dung đã khắc phục.
Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Chi cục Trồng trọt và BVTV cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 11 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(ii) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Chi cục Trồng trọt và BVTV cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đồng thời gửi kết quả về bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bình Phước.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
  c) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ
(i) Trường hợp Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;
- Bản chứng thực điện tử của cơ quan có thẩm quyền Giấy chứng nhận đã được cấp (trường hợp Giấy chứng nhận bị hư hỏng).
(ii) Trường hợp thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;
- Bản chính Giấy chứng nhận đã được cấp.
(iii) Trường hợp thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP;
- Bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt (trường hợp có thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì không phải nộp thành phần hồ sơ này).
- Bản chứng thực điện tử của cơ quan có thẩm quyền Giấy chứng nhận đã được cấp.
Quy định về các loại thành phần hồ sơ:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính: Các thành phần hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình bản chính để đối chiếu.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng: Các thành phần hồ sơ phải được scan, chụp từ bản chính.
d) Thời hạn giải quyết:
- 10 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thay đổi về địa điểm buôn bán phân bón (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).
- 05 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận bị mất, hư hỏng; thay đổi nội dung thông tin tổ chức, cá nhân ghi trên Giấy chứng nhận (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
  đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
  e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Chi cục Trồng trọt và BVTV
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và BVTV.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
h) Phí, lệ phí: 200.000 đồng/01 cơ sở/ lần.
  i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón (Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 130/2022/NĐ-CP).
  k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón bao gồm:
- Có địa điểm giao dịch hợp pháp, rõ ràng;
- Có đầy đủ hồ sơ, giấy tờ truy xuất nguồn gốc phân bón theo quy định;
- Người trực tiếp buôn bán phân bón phải được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trừ trường hợp đã có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.
  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 42 Luật Trồng trọt năm 2018.
- Điều 4, Điều 13, Điều 15, Điều 17, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.
- Điều 1 Nghị định số 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
- Điều 2 Thông tư số 14/2018/TT-BTC ngày 07/02/2018 của Bộ Tài Chính Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
 

4. Cấp Quyết định, phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính. Mã số TTHC:1.008003

4. Cấp Quyết định, phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng, cây công nghiệp cây ăn quả lâu năm nhân giống bằng phương pháp vô tính. Mã số TTHC:1.008003

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận cây đầu dòng lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ hợp lệ thì lập phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời, chuyển hồ sơ về Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc dịch vụ công trực tuyến: trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ phận tiếp nhận thông báo cho tổ chức biết để bổ sung.
Đồng thời gửi về Văn phòng Sở Nông nghiệp nhận và bàn giao hồ sơ cho bộ phận Trồng trọt – Bảo vệ thực vật. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Chi cục Trồng trọt - BVTV 
tham mưu Sở cụ thể:
* Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng:
- Trường hợp Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chi cục Trồng trọt - BVTV tham mưu Sở ban hành Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thành lập, Hội đồng có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng tại địa điểm có cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng. Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng đáp ứng đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng theo Mẫu số 04.CĐD, Mẫu số 05.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019
- Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng
 Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật tham mưu Sở tổ chức thẩm định. Trường hợp cây đầu dòng, vườn cây đâu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở, Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật tham mưu Sở ban hành Quyết định phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng. Trường hợp không phục hồi Quyết định phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ
*Thành phần hồ sơ:
- Hồ sơ Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng:
+ Văn bản đề nghị cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 01.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019.
+ Báo cáo kết quả bình tuyển cây đầu dòng theo Mẫu số 02.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019;
+ Báo cáo kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 03.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐCP ngày 13/12/2019.
- Hồ sơ phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng:
+ Văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, Quyết định công nhận vườn cây đầu dòng.
* Số lượng: Một (01) bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Cấp Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: Thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
- Phục hồi Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng: Thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo cây đầu dòng, vườn cây đâu dòng đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở.
đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện Thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật .
g) Kết quả thực hiện Thủ tục hành chính: Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Quyết định công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 01.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019.
- Báo cáo kết quả bình tuyển cây đầu dòng theo Mẫu số 02.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 52.
- Báo cáo kết quả thiết lập vườn cây đầu dòng theo Mẫu số 03.CĐD Phụ lục VI Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019.
k)Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 24 Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018.
- Khoản 1, khoản 2, khoản 4 Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
 

3. Cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật. Mã số TTHC: 1.004509

3. Cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật. Mã số TTHC: 1.004509

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Đồng thời chuyển hồ sơ về Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc. Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT nhận và chuyển hồ sơ cho bộ phận Trồng trọt – Bảo vệ thực vật. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
  - Bước 2: Bộ phận Trồng trọt – Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc. Trường hợp không đủ điều kiện cấp phải thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 3: Bộ phận gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Trả kết quả Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
  * Thành phần hồ sơ :
  - Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật  (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXIX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
  - Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng, khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu (đối với vận chuyển bằng đường bộ);
  - Một trong bản sao chụp các giấy tờ sau: Hợp đồng cung ứng; Hợp đồng vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật; Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật; Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty);
  - Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).
  * Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
h) Phí, lệ phí: không
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ  khai: Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
- Căn cứ Nghị định số 14/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đường sắt.
- Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Thông tư Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc liĩnh vực nông nghiệp.
 

5. Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Mã số TTHC: 1.009478

5. Đăng ký công bố hợp quy đối với các sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước được quản lý bởi các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Mã số TTHC: 1.009478

Trả lời:
a) Trình tự thc hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân thực hiện công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (Bao gồm: Trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận; trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định) nộp hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức. Đồng thời chuyển hồ sơ về Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc. Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT nhận và bàn giao hồ sơ cho bộ phận Trồng trọt – BVTV giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2:
* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá:
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân;
- Sau khi nộp hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.
* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc được thừa nhận (sau đây viết tắt là tổ chức chứng nhận):
- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ công bố hợp quy theo quy định cho cơ quan chuyên ngành để công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận;
- Sau khi có bản Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan chuyên ngành, tổ chức, cá nhân được phép lưu thông hàng hóa.
* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức chứng nhận được chỉ định:
- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký công bố hợp quy, bộ phận Trồng trọt – BVTV thông báo bằng văn bản đề nghị bổ sung các loại giấy tờ theo quy định tới tổ chức, cá nhân công bố hợp quy. Sau thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản đề nghị mà hồ sơ đăng ký công bố hợp quy không được bổ sung đầy đủ theo quy định, bộ phận Trồng trọt – BVTV có quyền huỷ bỏ việc xử lý đối với hồ sơ này.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ và hợp lệ, bộ phận Trồng trọt – BVTV tham mưu Sở ban hành Thông báo tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố hợp quy cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đầy đủ nhưng không hợp lệ, bộ phận Trồng trọt – BVTV tham mưu Sở thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về lý do không tiếp nhận hồ sơ.
Đồng thời gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Trả kết quả Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
-  Bản công bố hợp quy.
* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân:
- Báo cáo tự đánh giá gồm các thông tin sau:
Tên tổ chức, cá nhân; địa chỉ; điện thoại, fax;
+ Tên sản phẩm, hàng hóa, nhà sản xuất;
+ Số hiệu quy chuẩn kỹ thuật;
+ Kết quả thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2 theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng;
+ Kết luận sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật;
+ Cam kết chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và kết quả tự đánh giá.
* Đối với trường hợp công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định:
Bản sao y bản chính Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng kèm theo mẫu dấu hợp quy do tổ chức chứng nhận đã đăng ký hoặc tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho tổ chức, cá nhân.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất – kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Tiếp nhận Thông báo hợp quy
h) Phí, lệ phí: 150.000 đồng/ giấy đăng ký
Theo quy định tại Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016
i) Tên mẫu đơn, tờ khai: Bản Công bố hợp quy
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN  ngày 31/03/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ  về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ về quản lý phân bón.
- Thông tư số 183/2016/TT-BTC ngày 08/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí cấp giấy đăng ký công bố hợp chuẩn, hợp quy.
 

6. Xác nhận nội dung quảng cáo phân bón. Mã số TTHC: 1.007933

6. Xác nhận nội dung quảng cáo phân bón. Mã số TTHC: 1.007933

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
+ Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ thì lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Nếu chưa hợp lệ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ. Đồng thời chuyển hồ sơ về Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc. 
+ Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua môi trường mạng: trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ , xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Bộ phận tiếp nhận thông báo cho tổ chức biết để bổ sung.
- Bước 3: Thẩm định và có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật thẩm định, nếu hồ sơ đáp ứng quy định thì có văn bản xác nhận nội dung quảng cáo theo Mẫu số 21 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện: Trước khi tiến hành việc quảng cáo ít nhất 02 ngày làm việc, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo phải có văn bản thông báo về hình thức, thời gian và địa điểm quảng cáo kèm theo bản sao giấy xác nhận nội dung quảng cáo cho Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật nơi tổ chức quảng cáo để thanh tra, kiểm tra trong trường hợp cần thiết.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:(01) bộ hồ sơ
- Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP .
- Bản sao hợp lệ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
- 02 kịch bản quảng cáo và file điện tử ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo (trừ quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tồ chức sự kiện);
- Đối với quảng cáo thông qua hình thức hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện phải có: chương trình (ghi rõ nội dung); thời gian; địa điểm tổ chức; nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên.
d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc
 (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, không tính thời gian khắc phục nếu có của tổ chức, cá nhân).
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo (Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo có giá trị trên phạm vi toàn quốc).
h) Phí, lệ phí: Không
i) Mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu số 20: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón theoNghị định số 84/2019/NĐ-CP.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Điều 49 Luật Trồng trọt năm 2018;
- Điều 4, Điều 24, Điều 26 Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón.
 

7. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Mã số TTHC: 1.004363

7. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Mã số TTHC: 1.004363

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời chuyển hồ sơ về Chi cục Trồng trọt – BVTV giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2:Chi cục Trồng trọt – BVTV Thành lập đoàn đánh giá. Giám đốc Sở quyết định thành lập Đoàn đánh giá  trong thời hạn 03 ngày làm việc.
- Bước 3: Đánh giá thực tế tại cơ sở, Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 05 ngày làm việc,  thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
- Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 04 ngày làm việc.
  Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Chi cục Trồng trọt – BVTV thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và  yêu cầu  tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Chi cục Trồng trọt – BVTV cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại)
  Trường hợp không cấp, Chi cục Trồng trọt – BVTV trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đồng thời gửi kết quả về bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bình Phước.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
  c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
  - Thành phần hồ sơ:
  + Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật  (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
+ Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT).
  - Số lượng hồ sơ: 01 bộ
  d) Thời hạn giải quyết:
  - 14 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
  - 74 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
  đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
  e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Chi cục Trồng trọt – BVTV.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt – BVTV.
  g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
  h) Phí, lệ phí: 800.000 đồng theo quy định tại Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021
  i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
  k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
  Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Chủ cơ sở buôn bán thuốc hoặc người trực tiếp quản lý và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.
- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
- Kho thuốc bảo vệ thực vật:
+ Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
+ Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
  - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
  - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 ngày 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
  - Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
- Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
 

8. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Mã số TTHC: 1.004346

8. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Mã số TTHC: 1.004346

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời chuyển hồ sơ về Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
Văn phòng Sở Nông nghiệp và PTNT nhận và bàn giao hồ sơ cho bộ phận Trồng trọt – BVTV giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Bộ phận Trồng trọt – BVTV Thành lập đoàn đánh giá. Giám đốc Sở quyết định thành lập Đoàn đánh giá  trong thời hạn 03 ngày làm việc.
- Bước 3: Đánh giá thực tế tại cơ sở, Đoàn đánh giá thông báo bằng văn bản cho cơ sở về kế hoạch đánh giá trước thời điểm đánh giá 03 ngày làm việc,  thời gian đánh giá tại cơ sở không quá 01 ngày làm việc.
+ Không đánh giá đối với cơ sở đã được kiểm tra đánh giá xếp loại A.
- Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Trường hợp chưa đạt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bằng văn bản cho cơ sở những điều kiện không đạt và  yêu cầu  tổ chức, cá nhân khắc phục trong vòng 60 ngày. Sở Nông nghiệp và PTNT cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở hoặc kết quả kiểm tra lại)
Trường hợp không cấp, Sở Nông nghiệp và PTNT trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đồng thời gửi kết quả về bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bình Phước.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
-  Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
d) Thời hạn giải quyết:
- 11 ngày làm việc không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- 71 ngày làm việc khi nhận được bản báo cáo khắc phục của cơ sở có điều kiện không đạt hoặc kết quả kiểm tra lại không kể thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền Quyết định: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chínhGiấy chứng nhận đ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (Có giá trị trong thời hạn 05 năm).
h) Phí, lệ phí: 800.000đ theo quy định tại Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đ  nghị cấp Giấy chứng nhận đ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Bản thuyết minh điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Chủ cơ sở buôn bán thuốc hoặc người trực tiếp quản lý và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật. 37
- Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m.
- Kho thuốc bảo vệ thực vật
+ Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển;
+ Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.
l) Căn cứ pháp của thủ tục hành chính:
  - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
  - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
- Nghị định số 66/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
- Nghị định số 123/2018/NĐ-CP ngày 17 ngày 9 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
  - Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
- Thông tư số 11/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
 

9. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật. Mã số TTHC: 1.004493

9. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật. Mã số TTHC: 1.004493

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.
Bộ phận tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, nếu đầy đủ, hợp lệ lập phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả cho tổ chức, cá nhân. Đồng thời chuyển hồ sơ về  Chi cục Trồng trọt – BVTV giải quyết. Thời gian thực hiện 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Chi cục Trồng trọt – BVTV thẩm định và cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT) trong thời hạn 07 ngày làm việc. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đồng thời gửi kết quả về bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Bình Phước.
Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống dịch vụ đã đăng ký hoặc nhận trực tiếp tại Bộ phận trả kết quả Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
  c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
  * Thành phần hồ sơ:
  - Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật  (theo mẫu quy định tại Phụ lục XXXIV ban hành kèm theo Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT)
  - Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật
  - Sản phẩm quảng cáo (nội dung, hình thức quảng cáo được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết, biểu tượng, màu sắc, ánh sáng và các hình thức tương tự)
  - Danh sách báo cáo viên ghi đầy đủ thông tin về bằng cấp chuyên môn hoặc chức danh khoa học của báo cáo viên (đối với trường hợp hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lăm, chương trình văn hoá, thể thao).
    * Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
  d) Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc
  đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
  e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
  - Cơ quan có thẩm quyến quyết định: Chi cục Trồng trọt – BVTV.
  - Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt – BVTV.
  g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, hội thảo
  h. Phí, lệ phí: 600.000 đồng.
  i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật
  k. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
  Đối với các trường hợp quảng cáo trên các phương tiện:
  - Báo chí, trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác, các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác của địa phương;
  - Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển  hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.
  - Phương tiện giao thông;
  - Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lăm, chương trình văn hoá, thể thao;
  - Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo;
  - Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật
  l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính :
  - Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13.
  - Căn cứ Nghị định số  181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
  - Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 6 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
  - Thông tư số 33/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.
 

11. Cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng. Mã số TTHC: 1.012002

Cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng. Mã số TTHC: 1.012002

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện: 
- Bước 1: Cá nhân lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thời gian thực hiện 0.5 ngày. Cá nhân đề nghị cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng trong các trường hợp:
- Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị mất, bị lỗi, bị hỏng (rách, bẩn, phai mờ v.v...) đến mức không sử dụng được;
- Thông tin được ghi nhận trong Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
- Trong thời hạn 14 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp lại Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ;
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
* Trong trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Sở Nông nghiệp và PTNT gây ra, Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ.
Bước 3: Công bố Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng Sở Nông nghiệp và PTNT lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT, thành phố trực thuộc trung ương trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
Bước 4: Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, cá nhân nhận kết quả trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ đã đăng ký. Thời gian thực hiện: 0.5 ngày.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ
- Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, làm theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;
- 02 ảnh 3x4 (cm);
- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này)
*  Số lượng hồ sơ:  01 bộ hồ sơ
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gây ra: 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được yêu cầu của người được cấp Thẻ

đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và BVTV.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp lại Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu cấp lại Thẻ giám định viên, làm theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Khoản 3 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản
lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

 

12. Cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Mã số TTHC: 1.012003

Cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Mã số TTHC: 1.012003

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện: 
- Bước 1: Tổ chức lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thời gian thực hiện: 0.5 ngày.
- Bước 2: Trong thời hạn 29 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định, trong đó ghi rõ tên đầy đủ, tên giao dịch, địa chỉ của tổ chức, Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức; ghi nhận vào Danh sách tổ chức giám định và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định;
+ Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Sở Nông nghiệp và PTNT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
- Bước 3: Công bố Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng Sở Nông nghiệp và PTNT lập Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Bước 4: Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, tổ chức nhận kết quả trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ đã đăng ký. Thời gian thực hiện: 0.5 ngày.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;
- Bản sao chứng thực Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên sở hữu công nghiệp hoạt động cho tổ chức;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Tổ chức; cá nhân
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, tổ chức hành nghề luật sư được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật có ít nhất một cá nhân có Thẻ giám định viên sở hữu trí tuệ được thực hiện hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
   - Khoản 78 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ
2022;

- Khoản 2 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

13. Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Mã số TTHC: 1.012004

Cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Mã số TTHC: 1.012004

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện: 
- Bước 1: Tổ chức lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thời gian thực hiện: 0.5 ngày.
- Bước 2: Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định, trong đó ghi rõ tên đầy đủ, tên giao dịch, địa chỉ của tổ chức, Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng là thành viên của tổ chức; ghi nhận vào Danh sách tổ chức giám định và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp hồ sơ có thiếu sót, Sở Nông nghiệp và PTNT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà tổ chức nộp hồ sơ không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định từ chối cấp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, trong đó nêu rõ lý do từ chối
* Trong trường hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng bị lỗi do Sở Nông nghiệp và PTNT đã cấp Giấy chứng nhận gây ra, thì Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng nhận miễn phí trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
- Bước 3: Công bố Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng Sở Nông nghiệp và PTNT lập Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng. Danh sách tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Bước 4: Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, tổ chức nhận kết quả trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ đã đăng ký. Thời gian thực hiện: 0.5 ngày.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ
- Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với
giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-
CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động đã được sửa đổi của tổ chức giám định quyền đối với giống
cây trồng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin của tổ chức, trừ trường hợp trong
Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây
trồng đã có thông tin về Mã số doanh nghiệp;

- Bản sao chứng thực Quyết định tuyển dụng, hợp đồng lao động hoặc quyết
định chấm dứt hợp đồng lao động giữa tổ chức và giám định viên quyền đối với
giống cây trồng hoạt động cho tổ chức trong trường hợp có sự thay đổi về giám định
viên quyền đối với giống cây trồng;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính
hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này).

* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
- Trường hợp Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng
bị lỗi do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 05 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được yêu cầu của tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.

đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Tổ chức.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: - Tờ khai yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng, làm theo Mẫu số 11 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
   - Khoản 2, Khoản 3 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ
về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây
trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

14. Thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân . Mã số TTHC: 1.011999

Thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân . Mã số TTHC: 1.011999

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện: 
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thời gian thực hiện 0.5 ngày.
- Bước 2: Trong thời hạn 29 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho người được cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng cho các bên.
- Bước 3. Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, tổ chức nhận kết quả trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ đã đăng ký. Thời gian thực hiện 0.5 ngày.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ
- Đơn yêu cầu thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng;
- Chứng cứ chứng minh căn cứ đề nghị thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.
*  Số lượng hồ sơ:  01 bộ hồ sơ
d) Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi đến khi
người được cấp Thẻ có ý kiến: 02 tháng.

đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và BVTV.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có chứng cứ khẳng định rằng Thẻ giám định viên được cấp trái với quy định pháp luật;
- Người được cấp Thẻ giám định viên không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Người được cấp Thẻ giám định viên từ bỏ hoạt động giám định;
- Người được cấp Thẻ giám định viên bị xử phạt bằng hình thức thu hồi Thẻ giám định viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
   - Khoản 3 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;
   - Khoản 4 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

15. Thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Mã số TTHC: 1.012000

Thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. Mã số TTHC: 1.012000

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện: 
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân Tổ chức, cá nhân yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thời gian thực hiện 0.5 ngày.
- Bước 2: Trong thời hạn 29 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT thông báo bằng văn bản về yêu cầu này cho tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và ấn định thời hạn là 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để tổ chức đó có ý kiến. Trên cơ sở xem xét ý kiến của các bên, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng cho các bên.
- Bước 3. Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, tổ chức nhận kết quả trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ đã đăng ký. Thời gian thực hiện 0.5 ngày.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ
- Đơn yêu cầu thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng;
- Chứng cứ chứng minh căn cứ đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: Kể từ ngày nhận được yêu cầu thu hồi đến khi tổ
chức được cấp Giấy chứng nhận có ý kiến: 02 tháng.

đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Tổ chức; cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tinh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Trồng trọt và BVTV.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống
cây trồng hoặc quyết định từ chối thu hồi Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền
đối với giống cây trồng.

h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Có chứng cứ khẳng định rằng Giấy chứng nhận tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng được cấp trái với các quy định của pháp luật;
- Tổ chức không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;
- Tổ chức giám định quyền đối với giống cây trồng chấm dứt hoạt động giám định.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
   - Khoản 2 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ;
  - Khoản 4 Điều 113, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính
phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và
quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

 

16. Giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Mã số TTHC: 1.012074

Giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Mã số TTHC: 1.012074

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện: 
Bước 1: Kết thúc thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm nhiệm vụ khoa học và công nghệ được nghiệm thu mà tổ chức chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ không nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng hoặc có văn bản báo cáo đại diện chủ sở hữu nhà nước giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng; Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong thời hạn 90 ngày về việc nộp hồ sơ đề nghị giao quyền đăng ký đối với giống cây trồng.
Bước 2: Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày Đại diện chủ sở hữu nhà nước thông báo trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân nộp Đơn đề nghị giao quyền đăng ký trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc lập hồ sơ trực tuyến  cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, địa chỉ: số 727, Quốc lộ 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thời gian thực hiện 0.5 ngày.
Bước 3: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Đại diện chủ sở hữu nhà nước kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Đại diện chủ sở hữu nhà nước xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Đại diện chủ sở hữu nhà nước xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 4: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
Trong thời hạn 12 ngày, kể từ ngày kết thúc nhận hồ sơ, đại diện chủ sở hữu nhà nước đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ danh sách tổ chức, cá nhân nộp đơn hợp lệ và dự định giao cho các tổ chức, cá nhân đó cùng thực hiện quyền đăng ký, cùng đứng tên là người đăng ký đối với Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được giao quyền, ấn định thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày đăng tải để các tổ chức, cá nhân có ý kiến về nội dung trên.
Nếu kết thúc thời hạn nêu trên mà tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị giao quyền có văn bản phản hồi đồng ý cùng đứng tên người đăng ký hoặc không có văn bản phản hồi thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn nêu trên, đại diện chủ sở hữu nhà nước ban hành quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân này.

- Bước 5. Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ đã đăng ký. Thời gian thực hiện 0.5 ngày.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ
 Đơn đề nghị giao quyền đăng ký theo quy định tại Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết: 24 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Tổ chức; cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định giao quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị giao quyền đăng ký theo quy định tại Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
- Cá nhân là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
   Điều 16 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với
 

17. Quyết định cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Mã số TTHC: 1.012075

Quyết định cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng giống cây trồng được bảo hộ là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Mã số TTHC: 1.012075

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện: 
Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đến Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
- Trường hợp nộp trực tiếp: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ kiểm tra và trả lời ngay tính đầy đủ của thành phần hồ sơ;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính: Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân;
- Trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường điện tử: Trong thời hạn không quá 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ xem xét tính đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ thẩm định hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ ban hành Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng đồng thời thông báo cho chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng và tổ chức, cá nhân đề nghị được khai thác, sử dụng giống cây trồng để thực hiện.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 4. Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, tổ chức nhận kết quả trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ đã đăng ký. Thời gian thực hiện 0.5 ngày.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ
- Tài liệu chứng minh đề nghị khai thác, sử dụng giống cây trồng là có căn cứ xác đáng.
- Đơn đề nghị sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ;
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
d) Thời hạn giải quyết:  07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ.
đ) Đối tượng thực hiện Thủ tục hành chính: Tổ chức; cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và PTNT.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cho phép khai thác, sử dụng giống cây trồng hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
h) Phí, Lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị sử dụng giống cây trồng theo quy định tại Mẫu số 16 ban hành kèm theo Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Khoản 2, Khoản 3, Điều 18 Nghị định số 79/2023/NĐ-CP ngày 15/11/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.           
 

10. Cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng. Mã số hồ sơ: 1.012001

Cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng. Mã số hồ sơ: 1.012001

Trả lời:
a) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Cá nhân lập hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước, địa chỉ: Số 727, QL 14, phường Tân Bình, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Thời gian thực hiện: 0.5 ngày.
- Bước 2: Trong thời hạn 29 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:
+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định cấp Thẻ giám định viên, trong đó ghi rõ họ tên, địa chỉ thường trú, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân và chuyên ngành giám định của người được cấp Thẻ;
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Nông nghiệp và PTNT ra thông báo dự định từ chối chấp nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Khi hết thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu cấp Thẻ giám định viên không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng thì Sở Nông nghiệp và PTNT ra quyết định từ chối cấp Thẻ giám định viên, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
  • Bước 3: Công bố Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng Sở Nông nghiệp và PTNT lập Danh sách giám định viên quyền đối với giống cây trồng theo các quyết định cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.
- Bước 4: Đến ngày hẹn ghi trong phiếu, cá nhân nhận kết quả trực tuyến trên Cổng dịch vụ công hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua dịch vụ đã đăng ký. Thời gian thực hiện: 0.5 ngày.
b) Cách thức thực hiện:
- Thực hiện trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công;
- Hoặc gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích;
- Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp cho Bộ phận tiếp nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Bình Phước
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ:
- Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ;
- Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định quyền đối với giống cây trồng;
- Bản sao Bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành trồng trọt, nông học hoặc ngành có liên quan về giống cây trồng;
- Tài liệu có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc người nộp hồ sơ đã trực tiếp làm công tác chuyên môn lĩnh vực giống cây trồng từ 05 năm trở lên;
- 02 ảnh 3x4 (cm).
- Chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục này)
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và BVTV.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định cấp Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng và Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng.
h) Phí, lệ phí: Không.
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên theo Mẫu số 09 tại Phụ lục VI của Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Thường trú tại Việt Nam (có nơi thường trú tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về cư trú);
- Có phẩm chất đạo đức tốt (không bị xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về giống cây trồng hoặc về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp và không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích);
- Có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực đề nghị cấp thẻ giám định, đã qua thực tế hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đó từ năm năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ về giám định (đã trực tiếp làm công tác soạn thảo và hướng dẫn thi hành văn bản quy phạm pháp luật về giống cây trồng, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, thanh tra về giống cây trồng tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hộ giống cây trồng, nghiên cứu, giảng dạy về bảo hộ giống cây trồng tại tổ chức nghiên cứu, đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp, hoặc tư vấn về pháp luật về bảo hộ giống cây trồng dưới danh nghĩa người đại diện quyền đối với giống cây trồng).
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
  - Khoản 3 Điều 201 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Khoản 2 Điều 112, Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
 
Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay3,651
  • Tháng hiện tại36,879
  • Tổng lượt truy cập7,053,524
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây