MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH SẢN XUẤT ĐIỀU BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2019-2021
Võ Đình Khánh
2020-08-13T21:58:36-04:00
2020-08-13T21:58:36-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/ttdvnn/Hoat-dong-chuyen-mon/MO-T-SO-KE-T-QUA-BUO-C-DA-U-CU-A-DU-A-N-XAY-DU-NG-VA-PHA-T-TRIE-N-MO-HI-NH-SA-N-XUA-T-DIE-U-BE-N-VU-NG-TA-I-TI-NH-BI-NH-PHUO-C-GIAI-DOA-N-2019-2021-132.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN: 1. Nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và PTNT giao:- Tên dự án: Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất điều bền vững- Tổ chức chủ trì: Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước- Đơn vị triển thực hiện:+ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Bình Phước+ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng- Chủ nhiệm dự án: Võ Đình Khánh- Thời gian thực hiện: 2019-20212. Tính cấp thiết của dự án: Điều là cây trồng chủ lực của tỉnh Bình Phước, tính đến hết năm 2017 tổng diện tích điều trên địa bàn tỉnh là 174.018ha, trong đó diện tích điều trên đất quy hoạch sản xuất nông nghiệp là 134.302ha, trên đất lâm nghiệp là 39.716ha, chiếm hơn 40% tổng diện tích điều của cả nước và chiếm 32,7% trong tổng diện tích cây lâu năm của tỉnh. Xét về đóng góp trong cơ cấu kinh tế - xã hội thì kim ngạch xuất khẩu nhân hạt điều của tỉnh đạt 500 triệu USD, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đóng góp trung bình gần 25% trong tổng số GDP của ngành Nông nghiệp. Ngành điều của tỉnh cũng góp phần giải quyết một lượng lớn nhân công lao động với hơn 50.000 lao động thường xuyên tại 226 doanh nghiệp, 328 cơ sở chế biến điều và hàng vạn lao động trực tiếp trong sản xuất và thu gom điều tại nông hộ. Nhờ đó mà cây điều cũng góp phần rất lớn về vấn đề an sinh xã hội, giúp ổn định cuộc sống cho 71.612 hộ trồng điều của tỉnh trong đó có nhiều hộ nghèo, cận nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, hiện nay tại Bình Phước có đến 80% diện tích điều của tỉnh trồng bằng hạt, không qua chọn lọc giống, do đó phẩm chất không đồng đều, năng suất thấp; Có đến 33.000ha hoàn toàn quảng canh, nên cây sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh nhiều, năng suất rất thấp; Có đến 75% diện tích điều trên 15 tuổi, trong đó 30% trên 25 tuổi, với độ tuổi này cho thấy vườn điều đang chuyển sang già cỗi, sâu bệnh nhiều, kém năng suất. Những diện tích này, cần phải tính đến biện pháp thâm canh, tái canh (trồng thay thế) thì mới có khả năng tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả sản xuất.Từ những nguyên nhân như đã nói trên, việc đưa tiến bộ KHKT vào trong sản xuất nhằm từng bước giúp nông dân trồng điều có điều kiện tiếp cận và ứng dụng tốt vào sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác là rất cần thiết. Chính vì vậy, việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án “Xây dựng và phát triển mô hình sản xuất Điều bền vững” có ý nghĩa thực tiễn nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển bền vững ngành điều cho tỉnh Bình Phước. 3. Mục tiêu của dự án:- Mở rộng diện tích trồng mới và trồng thay thế bằng giống điều mới có ưu thế cao đáp ứng mục tiêu tái cơ cấu ngành điều.- Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm giúp nông dân chăm sóc vườn điều đạt năng suất cao, hạn chế sâu bệnh hại và phát trển bền vững.4. Nội dung của dự án: 4.1 Xây dựng mô hình trình diễn:- Xây dựng mô hình trồng mới điều với quy mô 50ha/50 hộ tham gia.- Xây dựng mô hình thâm canh điều với quy mô 60ha/60 hộ tham gia.- Xây dựng mô hình trồng thay thế điều với quy mô 40ha/40 hộ tham gia.4.2 Xây dựng mô hình liên kết (CLB điều 3 tấn/ha):Xây dựng CLB điều 3 tấn/ha với quy mô 1 CLB/32 hộ tham gia.4.3 Tập huấn/sinh hoạt chuyển giao, phổ biến, kết nối:- Tập huấn trong mô hình cho tất cả nông dân tham gia mô hình trình diễn (150 người) với chu kỳ 1 lần trong suốt thời gian tham gia dự án.- Tập huấn ngoài mô hình cho 210 người không tham gia mô hình trong suốt thời gian thực hiện dự án.- Sinh hoạt chuyên đề cho 32 thành viên tham gia CLB điều 3 tấn/ha với định kỳ 2 lần/năm.4.4 Thông tin tuyên truyền:Thực hiện một số tin, bài viết, phóng sự truyền hình và hội nghị nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình. Qua đó giúp bà con nông dân trồng điều trên địa bàn toàn tỉnh có điều kiện tiếp cận và ứng dụng tốt vào sản xuất.II. MỘT SỐ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA DỰ ÁN:1. Xây dựng mô hình trình diễn:1.1 Xây dựng mô hình trồng mới điều:Được triển khai trong năm 2019, đến nay sau 12 tháng trồng chiều cao cây đạt từ 1,6-2,5m; Đường kín tán đạt từ 1,4-2,4m; Tỷ lệ sống đạt 99,6%; Tình hình sâu bệnh hại được kiểm soát tốt; Hoàn toàn có khả năng cho thu hoạch sau trồng 18 tháng.1.2 Xây dựng mô hình thâm canh điều:Được triển khai từ năm 2019, thông qua mô hình đã chuyển giao đồng bộ gói giải pháp kỹ thuật cho các đối tượng tham gia, từ việc tỉa cành tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho đến hỗ trợ ra hoa đậu trái đúng cách nhờ đó niên vụ điều vừa qua 2019/2020, năng suất bình quân chung tăng 15,4% so với ngoài mô hình (mặc dù suất đầu tư không tăng).1.3 Xây dựng mô hình trồng thay thế điều:Mới được triển khai trong năm 2020, đến nay các hộ tham gia mô hình đã hoàn tất việc xuống giống, hiện đang tập trung chăm sóc vườn cây theo đúng quy trình kỹ thuật và tổ chức trồng dặm sớm nhằm đạt yêu cầu về mật độ vườn cây.2. Xây dựng mô hình liên kết (CLB điều 3 tấn/ha):Được triển khai từ năm 2019, thông qua mô hình đã chuyển giao đồng bộ gói giải pháp kỹ thuật cho các đối tượng tham gia, từ việc tỉa cành tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho đến hỗ trợ ra hoa đậu trái đúng cách nhờ đó niên vụ điều vừa qua 2019/2020 năng suất bình quân chung cho các thành viên trong CLB đạt 2,65 tấn/ha (tăng 26,2% so với trước khi tham gia mô hình).3. Tập huấn/sinh hoạt chuyển giao, phổ biến, kết nối: Đã tổ chức tập huấn/sinh hoạt chuyển giao, phổ biến, kết nối cho tất cả 150 nông dân tham gia mô hình trình diễn, 105 nông dân ngoài mô hình và 32 thành viên trong CLB điều 3 tấn/ha. Qua đó, đã chuyển giao đồng bộ gói giải pháp kỹ thuật; phổ biến những chủ trương, chính sách, giá cả thị trường và kết nối cung cầu,... cho bà con nông dân, hướng đến việc sản xuất một cách hiệu quả và bền vững hơn.4. Thông tin, tuyên truyền:Đã phối hợp với Đài PTTH và Báo Bình Phước thực hiện 2 phóng sự truyền hình phát trên các chuyên mục thời sự và khuyến nông. Bên cạnh đó thực hiện 3 bài viết liên quan đến khoa học kỹ thuật đăng trên Webside ngành Nông nghiệp và PTNT Bình Phước, Webside và Bản tin Khoa học Công nghệ Bình Phước. Qua đó, giúp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, phổ biến kết quả và nhân rộng mô hình ra trong sản xuất diện rộng, giúp bà con nông dân trồng điều trên địa bàn toàn tỉnh có điều kiện tiếp cận và ứng dụng tốt vào sản xuất.Bảng tổng hợp kết quả bước đầu của dự án theo tiến độ đến tháng 7/2020 STT Nội dung Kế hoạch Thực hiện Mức hoàn thành 1 Xây dựng mô hình trình diễn Mô hình trồng mới điều 50ha 50ha 100% Mô hình thâm canh điều 60ha 60ha 100% Mô hình liên kết 1 CLB 1 CLB 100% Mô hình trồng thay thế điều 40ha 40ha 100% 2 Tập huấn chuyển giao, phổ biến Tập huấn trong mô hình 150 người 150 người 100% Tập huấn ngoài mô hình 105 người 105 người 100% 3 Thông tin tuyên truyền Bài viết, tin 3 bài 3 bài 100% Phóng sự truyền hình 2 cái 2 cái 100% Hội nghị đầu bờ 1 cái 0 cái Dự kiến tháng 10 thực hiện III. KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CỦA DỰ ÁN Tuy điều là cây trồng chủ lực và có nhiều lợi thế đặc biệt tại tỉnh Bình Phước nhưng do hạn chế về kỹ thuật và nguồn lực nên vấn đề hỗ trợ sản xuất điều tại địa phương còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, dự án có ý nghĩa thiết thực, góp phần giúp địa phương thực hiện tốt mục tiêu mà ngành điều tại địa phương đang hướng đến. Việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm từng bước giúp nông dân trồng điều có điều kiện tiếp cận và ứng dụng tốt vào trong sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất canh tác là rất cần thiết. Đặc biệt với hiệu quả ngay từ năm đầu triển khai dự án, đây là minh chứng rõ nét nhất về việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào khâu trồng, chăm sóc, hỗ trợ ra hoa đậu trái và phòng trừ sâu bệnh giúp cho việc sản xuất điều trở nên hiệu quả hơn. Và đây là biện pháp kỹ thuật đơn giản, dễ hiểu nên hầu hết nông dân có thể dễ áp dụng vào trong vấn đề sản xuất điều tại gia đình mình. Chính vì vậy, khả năng mở rộng của dự án rất lớn, có thể áp dụng cho tất cả vùng điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước./.
Tác giả bài viết: Võ Đình Khánh