Kỷ niệm 07.5

Mô hình trồng rau nuôi cá (aquaponics) hộ gia đình

Chủ nhật - 18/06/2023 21:57 431 0
Những năm gần đây, vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, trong sản xuất nông nghiệp quá mức càng làm gia tăng sự lo lắng của người sử dụng và đang là vấn đề được xã hội quan tâm nhiều. Vậy có cách nào để vừa được sử dụng thực phẩm an toàn không lo hóa chất nông nghiệp, vừa được thư giãn mà lại không tốn quá nhiều thời gian. Giải pháp tối ưu cho vấn đề này là vườn rau hộ gia đình theo mô hình Aquaponics. Mô hình này vừa giải quyết được vấn đề thực phẩm bẩn, tiết kiệm tối đa thời gian chăm sóc và mọi vật liệu đều được tái sử dụng lại. Do đó mô hình Aquaponics đã và đang được nhiều hộ gia đình lựa chọn nhằm tự cung tự cấp nguồn rau sạch, cá tươi cho bữa ăn hằng ngày.
1/ Mô hình Aquaponics
Aquaponics là một mô hình tự động hóa kết hợp từ Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh), là một hệ thống trồng cây - nuôi cá tích hợp đồng thời cả hai hệ thống nuôi trồng thủy sản  thủy canh, dựa trên nguyên tắc của hệ thống sản xuất trong tự nhiên. Hiểu một cách đơn giản nhất mô hình Aquaponics là sự kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và thủy canh. Hệ thống thủy canh này không cần dùng đất và có sự tham gia của 3 nhân tố: sinh vật, cây trồng và vi sinh vật là các vi khuẩn nitrifying tạo nên hệ thống khép kín. Cây trồng giúp lọc sạch nguồn nước cho cá phát triển tốt nhất, đồng thời chất thải từ cá là nguồn dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng tăng trưởng. Hệ thống Aquaponics quy mô nhỏ đã và đang trở thành một lựa chọn khả thi để cung cấp một số thực phẩm an toàn cho gia đình và được xem là mô hình sản xuất thực phẩm bền vững, tiết kiệm, tái sử dụng nước và chất dinh dưỡng. Sản phẩm chính của mô hình này là cá và rau.
2. Sơ đồ hệ thống Aquaponics cho hộ gia đình
 
            Sơ đồ hệ thống Aquaponics quy mô hộ gia đình bao gồm: 1 bể nuôi cá, 1 bể lắng và 3 hệ thống phụ trồng rau thủy canh(Mũi tên xanh chỉ hướng đi của nước) Ảnh: Internet
          * Mỗi hệ thống Aquaponics cho hộ gia đình bao gồm 1 bể nuôi cá (Fish tank), 1 bể lắng (Clarifier), 1 bể chứa (Tank) và sự kết hợp của 3 hệ thống phụ trồng rau thủy canh:
          1. Kỹ thuật màng dinh dưỡng (NFT): là một dạng kỹ thuật trồng rau thủy canh mà trong đó một dòng nước rất nông có chứa tất cả các chất dinh dưỡng hòa tan cần thiết cho sự phát triển của cây trồng được tái tuần hoàn qua bộ rễ trần của cây trong một rãnh kín nước.

          2. Grow Bed (GB) chứa các hạt đất sét nung hoạt động đồng thời như một bộ lọc sinh học vi khuẩn và như một hệ thống phụ thủy canh.
        
3. Hệ thống bể trồng nước sâu (DWC) bể giúp rễ của cây trồng chìm hoàn toàn trong trong dung dịch nước và chất dinh dưỡng
 
          
          * Bể cá được đặt hai tấm lưới được ở trên để tránh cá nhảy ra khỏi bể và 1 tấm để che nắng. Oxy hòa tan trong nước được đảm bảo bằng một máy bơm không khí. Bể cá được nối thông qua một ống PVC với một bể lắng (thân hình trụ và đáy hình nón có van xả chất thải). Nước từ bể cá đi vào bể lắng với ống elbow (ống hình khuỷu tay) giúp nước có chuyển động tròn tạo điều kiện cho chất thải rắn lắng xuống , đồng thời nước sạch chảy ngược lên trên. 
          * Bể chứa (Tank) riêng biệt hoặc nằm thấp hơn hoặc bằng với hệ thống bể trồng nước sâu (hoặc sử dụng hệ thống bể trồng nước sâu đồng thời là bể chứa như hình). Nước từ bể chứa, 80% lượng nước được đưa trở lại bể cá nhờ một máy bơm chìm. 20% còn lại được tuần hoàn bởi một hệ thống phụ thủy canh NFT, và quay trở lại bể chứa một lần nữa.
3. Vật dụng cần thiết cho mô hình Aquaponics cơ bản
  • Khay nhựa chịu được nhiệt và tia cực tím
  • Đất nung (sỏi nhẹ) đựng trong khay nhựa làm giá thể trồng cây.
  • Máy bơm bể cá có lưu lượng bơm phù hợp.
  • Cá giống, hạt giống và dụng cụ ươm hạt.
  • Ống dẫn nước, lưới che nắng, hệ thống phun sương (nếu cần).
  • Bể chứa nước và nuôi cá. Có thể sử dụng bể nhỏ bằng nhựa hoặc bể xi măng.
  • Dụng cụ đo nhiệt độ, pH nước và dụng cụ khác.
(có thể biến đổi tùy diện tích và phương pháp aquaponics)
4/ Vật nuôi và nước trong hệ thống
  • Bắt buộc phải là cá, tôm nước ngọt.
  • Bể cá cần giữ nhiệt độ ổn định, độ pH khoảng 7 nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho cá phát triển. Ngoài ra, oxy hòa tan cũng là vấn đề đáng lưu ý khi nuôi.
  • Chọn loại cá phù hợp với sở thích và nhu cầu của gia đình, “tự tiêu tự sản” hay chỉ để ngắm cảnh.
  • Đối với cá nuôi lấy thịt có thể chọn nhóm cá tăng trọng nhanh, ăn tạp như: cá tai tượng, nhóm cá rô phi, điêu hồng. Hay nhóm cá da trơn dễ nuôi và có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn.
  • Đối với cá nuôi chỉ để ngắm cảnh mà không quan tâm đến chất lượng thịt có thể lựa chọn cá chép.
  • Ngoài ra, tôm cũng là một lựa chọn thú vị cho mô hình. Nhưng cũng đòi hỏi người nuôi nắm vững một số kỹ thuật cơ bản.
5/ Cây trồng trong hệ thống
  • Hầu hết loại cây ăn lá, ăn quả thân leo (làm dàn) đều thích hợp. Rau ăn lá có thể kể đến như rau gia vị, xà lách, càng cua,…. Rau ăn quả như dưa leo, cà chua, dưa lê, ớt,…
  •    Lúc đầu chúng ta nên gieo hạt theo từng cụm, hoặc cũng có thể rải rác để cho cây tự bám vào các giá thể. Đối với hạt giống nhỏ quá thì chúng ta nên bọc trong 1 lớp khăn giấy mỏng để giữ ấm cho hạt và giúp hạt nảy mầm nhanh.
  •    Hoặc, bạn cũng có thể trồng cây trong hệ thống thủy canh bên ngoài trước, rồi sau đó chuyển vào mô hình aquaponics, như vậy cũng mang lại hiệu quả rất tốt.
6/ Nguyên lý hỗ trợ lẫn nhau
  •  Thường sau một tháng, hệ sinh thái sẽ cân bằng và ổn định nhờ sự tương tác giữa năm yếu tố chính là: cá, vi sinh vật, cây, nước, không khí và ba điều kiện hỗ trợ là: ánh sáng, thức ăn cho cá và năng lượng điện.
  •  Trong mô hình aquaponics, cá được cung cấp từ nguồn thức ăn bên ngoài vào (lưu ý chọn cho cá loại thức ăn phù hợp, tránh việc trong thức ăn có chứa quá nhiều kháng sinh độc hại). Nguồn thải của cá sẽ là dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng. Các vi sinh vật có lợi sẽ tồn tại bên trong hệ thống để đảm bảo cho rau và cá phát triển tốt.
  •  Ngoài ra, có thể bổ sung một số chế phẩm khác, đặc biệt là giai đoạn cá còn nhỏ như dịch trùn quế, phân bón lá hữu cơ,…
  •  Viên đất nung: được sử dụng với mục đích làm giá thể cho cây trồng nên có thể hạn chế mầm bệnh lưu tồn trong đất.
  •  Nếu bạn muốn chuyển cây từ chậu trồng bằng đất vào mô hình aquaponics, bạn nhớ rửa sạch đất khỏi rễ cây và lá cây để đảm bảo không còn côn trùng gây hại.
  •  Bạn cũng có thể trồng 1 số loại cây thủy sinh trong bể cá. Chúng sẽ làm cho môi trường nuôi trồng trở nên giống với ngoài tự nhiên hơn, và đồng thời giúp làm sạch bể nước.
7/ Ưu điểm của hệ thống
  •  Mô hình Aquaponics tạo nên một vòng lặp khép kín, một hệ sinh thái khép kín, cung cấp thực phẩm sạch và có thể thực hiện với quy mô nhỏ. Theo một số nghiên cứu, với cùng một diện tích trồng, mô hình Aquaponics mang lại lợi ích gấp 4 lần mô hình thông thường mà vẫn đảm bảo chất lượng.
  •  Mô hình tự động hóa nên bạn có thể thoải mái hơn trong việc chăm sóc vườn rau mà vẫn có thời gian làm việc khác.
  •  Thực phẩm được sản xuất ra đảm bảo tính an toàn và chất lượng. Sản phẩm từ mô hình aquaponics nếu được kiểm soát đầu vào một cách chặt chẽ sẽ được xem như một loại nông sản hữu cơ.
  •  Hệ thống Aquaponics quy mô nhỏ dễ thiết kế, chăm sóc hơn quy mô công nghiệp.
8/ Nhược điểm của hệ thống
  •  Chi phí đầu vào cho mô hình khá cao, nhất là giai đoạn cá còn nhỏ.
  •  Hệ thống còn rườm rà, phức tạp, khó vận chuyển, cồng kềnh và một số thao tác như đo, chỉnh pH nước phải thực hiện bằng tay.
Trên đây là mô hình phù hợp cho phát triển mô hình nông nghiệp đô thị nhằm tạo ra nguồn thực phẩm sạch, an toàn, cho các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ gia đình ở thành thị.
Mọi trợ giúp tư vấn xin liên hệ SĐT: 0839090288 (A.Hải)

Tác giả bài viết: Phạm Thanh Hải

Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN tỉnh:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay7,144
  • Tháng hiện tại10,748
  • Tổng lượt truy cập4,694,830
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây