Chào mừng 30.4

Hướng dẫn Phòng trừ Bọ cánh cứng gây hại trên cây trồng

Thứ ba - 25/05/2021 23:34 1.427 0
Bọ cánh cứng đã xuất hiện, gây hại cây trông ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh
Tổng diện tích gây hại là 141,0 ha; tập trung ở huyện Hớn Quản với 138,5 ha, huyện Chơn Thành: 2,5ha. Trưởng thành là bọ cánh cứng gây hại chủ yếu trên cây điều, cây Điều, Xoài, Mít và một số ít cây trồng khác. Đặc điểm hình thái của bọ cánh cứng: Trưởng thành của loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng, kích thước cá thể to có chiều dài khoảng 4,5 cm, ngang 3 cm. Cánh trước có hai màu sắc khác nhau: màu phấn trắng và màu vàng rơm, đa số thành trùng dạng cánh màu phấn trắng cao hơn màu cánh vàng rơm. Kích thước thành trùng dạng cánh màu phấn trắng cũng lớn hơn dạng cánh màu vàng rơm. Đặc tính gây hại bọ cánh cứng thường hoạt động mạnh vào ban đêm bắt đầu khoảng 18:30, chúng bay thành từng đàn. Bọ cánh cứng rất thích ánh sáng đèn, chúng thường bay vào đèn sinh hoạt của nhà dân, đèn đường nông thôn và gây hại nhiều loại cây xung quanh bóng đèn. Ban ngày, chúng ẩn nấp trong những tán cây, nơi chỗ râm mát. Chúng trú ẩn và gây hại trên cây điều nhiều hơn một số cây trồng khác. Khi rung động cành cây, bọ cánh cứng sẽ rơi xuống đất và nằm bất động. Bọ cánh cứng gây hại bằng cánh cắn phá phiến lá. Chúng ăn lá non trước sau đó đến lá già hơn. Một số chồi non cũng bị thiệt hại. Mật số cao cắn phá toàn bộ lá làm cho cây bị xơ xác không quan hợp được ảnh hưởng đến năng suất chất lượng nông sản. Mặc dù chưa có hiện tượng chết cây nhưng có gây chết một số cành nhỏ rải rác trên vườn điều, xoài và mít. Để chủ động phòng trừ bọ cánh cứng, Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh phối hợp với UBND các huyện, thị tăng cường phòng chống bọ cánh cứng và đề nghị UBND các huyện, thị thực hiện một số nội dung như sau: 1. Đối với những huyện, thị đã phát hiện bọ cánh cứng. - Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, UBND cấp xã và các cơ quan, tổ chức liên quan chủ động theo dõi và áp dụng các biện phòng chống bọ cánh cứng, theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT. 2. Đối với các huyện, thị chưa phát hiện bọ cánh cứng gây hại. - Chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn, tăng cường điều tra phát hiện, thống kê diện tích cây trồng bị bọ cánh cứng gây hại, tổng hợp báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT để có giải pháp xử lý kịp thời, đồng thời hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phòng trừ. Khi mật số bọ cánh cứng nhiều và gây hại nặng trên cây trồng, cần sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Cypermethrin hoặc Imidacloprid phun lên để tiêu diệt. Hai loại hoạt chất này sau khi phun khoản 30 phút hầu hết bọ cánh cứng đều bị chết. Thời gian vũ hóa kéo dài nên bọ cánh cứng bay liên tục nhiều đêm. Vì vậy, người dân hạn chế phun thuốc diệt trừ mà chỉ sử dụng ánh sáng đèn để dẫn dụ và tiêu diệt ( một số hình kèm theo)./. /uploads/van-phong-so/2021_05/c.tuyet.png /uploads/van-phong-so/2021_05/bo.png

Tác giả bài viết: Uông Sợi

Nguồn tin: Theo mard.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay2,077
  • Tháng hiện tại79,167
  • Tổng lượt truy cập4,642,310
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây