Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng
Thanh Thủy
2018-11-18T22:22:37-05:00
2018-11-18T22:22:37-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/bvptr/Tin-tuc-su-kien/Phe-duyet-De-an-quan-ly-rung-ben-vung-va-Chung-chi-rung-299.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/bvptr/2018_11/new-picture.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng.Việc phát triển rừng tạo nguồn nguyên liệu gỗ đáp ứng tối thiểu khoảng 80 % cho nhu cầu sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu.
Mục tiêu của Đề án là tổ chức, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái và các giá trị dịch vụ môi trường rừng; thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng ở Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới về nguồn gốc gỗ hợp pháp; tạo nguồn nguyên liệu gỗ rừng trồng trong các khu rừng thực hiện quản lý rừng bền vững, đáp ứng tối thiểu khoảng 80 % cho nhu cầu sản xuất sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu; nâng cao giá trị gỗ rừng trồng, góp phần xóa đói giảm nghèo đối với người làm nghề rừng và nâng cao giá trị gia tăng cho ngành Lâm nghiệp. Định hướng của Đề án về thực hiện quản lý rừng bền vững là toàn bộ các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hiện đang quản lý 7.216.889 ha rừng hoàn thành việc xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Về cấp chứng chỉ rừng quản lý rừng bền vững: Công nhận nhiều loại chứng chỉ rừng hợp pháp của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới trong hoạt động đánh giá và cấp chứng chỉ rừng tại Việt Nam; hình thành được tổ chức trong nước đáp ứng yêu cầu về chuyên môn để cấp chứng chỉ rừng theo quy định của Việt Nam và của các tổ chức chứng chỉ rừng thế giới;duy trì toàn bộ diện tích rừng hiện đã được cấp chứng chỉ là 235.000 ha (88.000 ha rừng tự nhiên; 147.000 ha rừng trồng); giai đoạn từ năm 2018 - 2020 xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 300.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ; giai đoạn từ năm 2020 – 2030 xây dựng và tổ chức cấp chứng chỉ rừng cho 1.000.000 ha rừng trồng sản xuất, phòng hộ của các tổ chức, hộ gia đình và ban quản lý rừng phòng hộ. Nhằm triển khai thực hiện các mục tiêu và định hướng nói trên của Đề án thì nhiệm vụ đặt ra là phải xây dựng các văn bản pháp luật, tài liệu hướng dẫn thực hiện quản lý rừng bền vững; xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng tại một số địa phương; tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, tuyên truyền quản lý bảo vệ rừng và Chứng chỉ rừng; thiết lập hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy