Triển khai thí điểm tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở công nghiệp tại một số tỉnh
Thanh Thủy
2018-11-18T22:24:58-05:00
2018-11-18T22:24:58-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/bvptr/Tin-tuc-su-kien/Trien-khai-thi-diem-tien-dich-vu-moi-truong-rung-doi-voi-cac-co-so-cong-nghiep-tai-mot-so-tinh-300.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam đã thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đối với cơ sở sản xuất công nghiệp tại 4 tỉnh Lào Cai, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Theo đó, số cơ sở sản xuất công nghiệp (SXCN) tại 4 tỉnh ký hợp đồng ủy thác 44/51 đạt hơn 86 % và số thu tiền DVMTR thực tế là hơn 1,7 tỷ đồng đạt 60,73 % so với tiềm năng dự kiến thu. Hiện tại, nguồn thu tiền DVMTR từ loại dịch vụ này được 4 tỉnh thí điểm sử dụng chi cho các nội dung khác nhau: sử dụng theo kế hoạch thu, chi tiền DVMTR được UBND tỉnh phê duyệt, hỗ trợ các dự án BV&PTR, trồng cây được UBND tỉnh duyệt, điều tiết cho các chủ rừng tại lưu vực có mức chi trả thấp theo hướng dẫn tại Thông tư 22, hỗ trợ chi công tác tuyên truyền. Trung bình chung 4 tỉnh, tiền chi trả DVMTR chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ là 0,005387 % so với doanh thu của cơ sở SXCN và kể cả so với lợi nhuận cũng rất thấp, chỉ 0,57876 %. Mức chi trả đang được áp dụng tại 4 tỉnh thí điểm với 2 mức khác nhau là 35 đồng (Lào Cai), 50 đồng (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).Về đối tượng chi trả các tỉnh đều xác định danh sách cụ thể các cơ sở SXCN có sử dụng nước từ nguồn nước là đối tượng phải chi trả DVMTR. Trong giai đoạn thí điểm, tiền DVMTR từ các cơ sở SXCN có sử dụng nước từ rừng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu DVMTR của các tỉnh tuy nhiên đã góp phần tăng thêm thu nhập của các hộ gia đình làm nghề rừng, giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các lưu vực cung ứng DVMTR, tạo thêm nguồn lực để hỗ trợ thêm cho các chủ rừng thực hiện công tác bảo vệ, quản lý rừng tốt hơn, diện tích rừng được đảm bảo. Theo ước tính, nếu áp dụng chính thức chính sách này cho phạm vi cả nước thì với nguồn thu 65 tỷ đồng/năm có thể chi trả cho việc bảo vệ 216.667 ha rừng với mức 300.000 đồng/ha/năm. Đây là một nguồn lực đáng kể hỗ trợ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó cho thấy, ý nghĩa của chính sách chi trả DVMTR về mặt kinh tế không chỉ ở mức độ đóng góp về nguồn lực tài chính, mà quan trọng hơn là ở tính bền vững của nó trên cơ sở tự nguyện của các bên cung ứng và sử dụng DVMTR. Hiện nay, Chính phủ đang xây dựng quy định thu tiền DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước từ rừng và sẽ triển khai trên cả nước trong thời gian tới.
Tác giả bài viết: Thanh Thủy