Kỹ thuật nuôi và Chăm sóc gà Đông tảo

Thứ năm - 01/11/2018 23:41 18.625 0
Gà Đông Tảo có thể nói là giống gà quý có nhiều giá trị kinh tế lớn với các hộ chăn nuôi.
Gà Đông Tảo nuôi vừa dễ lại vùa khó, vì giống gà thuần chủng này ít khi bệnh vì có sức khỏe tốt và bộ lông dày. Nhưng giống gà lại hay mắc bệnh về hô hấp, nếu không chăm kỹ sẽ rất dễ bệnh rồi chết.Gà Đông Tảo hay còn gọi là gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam .Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi . Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Để nuôi thành công giống gà này, người nuôi cần có kiến thức về chuẩn bị chuồng trại, úm con giống và cách thức chăm sóc khi nuôi gà như sau:Chuồng gà được làm từ các cây tre, nứa,…để làm chuồng, hướng chuồng quây ở hướng đón nắng nhưng không nên gắt quá. Giữ ấm cho gà bằng bóng đèn chiếu sáng và phải quây kín gió thổi vào chuồng.Chuồng phải được làm cao ráo, sạch sẽ để tránh ẩm ướt gây bệnh cho gà, đối với mái lợp chuồng gà nên bằng tôn lá hoặc tôn ngói, vừa làm ấm chuồng và tránh mưa, gió vào chuồng.Phần sàn của chuồng gà nên dùng tre, nứa lót cách sàn chuồng khoảng 40-50 cm và nền chuồng gà nên lát xi măng cho sạch sẽ và dễ chùi rửa hơn.Nên rải trấu trong chuồng cho gà để gà ngủ ấm hơn. Đồng thời, các máng ăn và máng uống cần phải xếp đều nhau và luôn dọn máng hàng ngày để tránh bẩn, kết hợp với khử trùng chuồng trại thường xuyên là cách duy nhất để giúp tránh bệnh tật và tránh giảm năng suất.Mật độ trung bình để thả nuôi từ 20 -30 m2 thì thả được khoảng 50 con gà.Úm gà con mới sinhCần được úm trên lồng riêng, kích thước cho lồng trung bình 100 gà con có diện tích lồng úm là 1x2x0,9(m) với 0,9m có bao gồm 0,4 m cách mặt đất. Nền chuồng gà rải trấu, rải chất độn chuồng để giữ ấm, xịt thuốc khử trùng để tránh bệnh cho gà.Gà giai đoạn một ngày tuổi cần cho uống nước có pha glucose và vitamin, thức ăn cho gà mới nở là tấm hoặc bắp băm nhuyền trong 1 – 2 ngày đầu để giúp làm sạch ruột và những ngày sau cho ăn theo với khẫu phần ăn như sau:Thức ăn cho ăn gồm cám hỗn hợp và cám viên dành cho gà con với là tỉ lệ protein thô phải tối thiểu là 19% và tối đa là 21%, hàm lượng calo từ 2.800 -2.900 kcalo. Tuy nhiên, giai đoạn gà mới nở không nên cho một lúc quá nhiều thức ăn. Bạn nên cho mỗi lần một ít, trong nhiều bữa một ngày và nên cho thức ăn vào máng ăn để gà quen ăn máng, dễ nuôi hơn sau này.Về phần nước uống, trước khi ăn thì cho gà uống nước có pha gluco với vitamin C để giúp tăng đề kháng cho gà. Nhiệt độ nước phải từ 160C – 200C cho gà uống.Để cho bạn dễ chăm sóc đàn gà hơn, hãy sử dụng một máng nước có ống dẫn nước từ một chai nước hoặc máng úp ngược chứa khoảng 2 -4 lít nước, cho nước rỉ từ từ cho gà uống, vừa vệ sinh hơn và không tốn thời gian cho gà uống nước.Nhiệt độ lồng úm cần đảm bảo theo tuần tuổi từ 1 tuần tuổi tới 4 tuần tuổi lần lượt như sau:Tuần đầu tiên: nhiệt độ lồng úm từ 31 – 34 độ (độ C)Tuần thứ hai: nhiệt độ lồng úm 29 – 31 độ (độ C)Tuần thứ ba: nhiệt độ lồng úm từ 26 – 29 độ (độ C)Tuần thứ tư: nhiệt độ lồng úm từ 22 – 26 độ (độ C)Cần quan sát kĩ gà có phù hợp với nhiệt độ bạn cho chiếu sáng không để thay đổi kịp thời. Không để cho gà bị nóng quá hoặc lạnh quá, có thể nhận biết dấu hiệu gà không thích nghi được nhiệt độ chiếu sáng như sau: gà tụ gần bóng đèn nhiều tức là chuồng gà đang bị lạnh, gà tản ra xa bóng đèn tức là chuồng gà nóng quá; gà bị gió lùa sẽ tụ kín ở góc lồng. Trong khoảng thời gian này phải theo sát và đảm bảo nhiệt độ chiếu sáng luôn ổn định theo thời gian liên tục và trong chuồng gà luôn phải chiếu sáng để giúp gà ăn được nhiều hơn, phát triển tốt hơn.Gà con 1 tháng tuổi thì tỉ trọng đạt khoảng 300gr – 350gr giai đoạn này chỉ cần ủ điện, chiếu sáng vào ban đêm, ban ngày thì bạn không cần ủ điện. Riêng vào mùa mưa, gió, và lạnh bạn cần phải bật ủ điện, đèn chiếu sáng cả ngày lẫn đêm để gà luôn đảm bảo độ ấm trong chuồng.Ở giai đoạn này, lông gà là lông tơ và rất hoạt bát. Cơ thể gà phát triển toàn diện, bắp thịt gà con đỏ dần và rất hay cắn nhau, gà khoảng thời gian này đã có thể cho thả vườn, bạn nên thả ra từ lúc sau khi mặt trời mọc cho tới khoảng chiều thì nhốt lại, để cho gà có không gian vận động tốt.Cần lưu ý cách nuôi gà Đông Tảo con thời gian thả vườn, khoảng thời gian đầu sau khi gà được tròn 1 tháng, nên thả ra vườn sau khi mặt trời đã mọc được từ 1 – 2 giờ để đảm bảo đủ độ ấm cho sân. Sau đó thì thả trong vòng 2 tiếng rồi nhốt lại.Những ngày sau thì tăng dần thời gian cho gà ra vườn để gà quen dần với môi trường, vào buổi chiều nên chú ý tới lượng thức ăn cho gà vào thời gian này, chuẩn bị lượng thức ăn đảm bảo dinh dưỡng với tỉ lệ protein thô từ 15% -16% (giảm đi so với lúc còn úm lồng). Nên bổ sung thêm lúa, tấm hoặc cám cho tăng dưỡng chất và trong khẩu phần ăn cũng phải cung cấp đầy đủ khoáng và vitamin cho gà Đông Tảo.Các giai đoạn tiếp theo thì tùy theo độ tuổi mà phân chia mật độ gà sống cùng nhau. Vì gà trưởng thành rất hoạt bát, nên cần tối thiểu khoảng 1 m2 không gian cho một con gà hoạt động.Như vậy với gà trường thành nhốt chuồng thì khoảng 2 – 3 con với chuồng nhỏ, nếu để quá nhiều con vào cùng một chuồng thì khả năng chúng tranh giành không gian, dẫn đến bị thương và chất lượng giảm xuống rất cao. /uploads/news/2018_11/new-picture-1_3.pngChăm sóc gàCần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho đàn gà để gà phát triển hoạt động khỏe mạnh, phải bổ xung các loại vitamin trong khẩu phần ăn để gà khỏe mạnh và có sức đề khángViệc nuôi gà Đông Tảo mái, bạn cần chú ý về khẩu phần ăn hàng ngày, không để gà mái quá béo, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như ấp trứng.Giống gà Đông Tảo cho trứng rất ít và không nhiều đợt như gà thường, nên việc đảm bảo cho gà mái sinh sản tốt rất quan trọng.Không nên cho thức ăn đã hư hoặc thức ăn cũ cũng phải thay bằng thức ăn mới.Ngoài ra mộ số điểm cần lưu ýVề bệnh tậtGà Đông Tảo là giống gà có đường hô hấp khá kém, chính vì thế mà chúng rất dễ bị nhiễm bệnh hơn các loại giống gà khác.Tuy gà Đông Tảo rất khỏe mạnh, rắn chắc song để nuôi được cơ thể đó chúng cũng cần có những chế độ chăm sóc, chăn nuôi vô cùng đặc biệt. Nhiều nhà nông không nắm được điều này có thể khiến gà bị nhiễm bệnh hoặc chết vì không có chế độ chăm sóc hợp lý.Để tránh được rủi ro này, bà con cần chủ động tìm hiểu về cách chăn nuôi gà, thời hạn tiêm vắc xin phòng bệnh và các điều kiện chăn nuôi gà Đông Tảo tốt nhất để áp dụng thực hiện.Về điều kiện khí hậuGà Đông Tảo là giống gà có nguồn gốc tại Đông Tảo – Khoái Châu – Hưng Yên, đây là vùng có khí hậu điển hình của khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ mùa hè nóng và mùa đông lạnh.Nếu nuôi gà ở khu vực khác, cần chú ý điều kiện khí hậu ở khu vực của mình để thay đổi những kỹ thuật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu nơi nuôi.Chọn lựa đúng giống, nuôi và chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện kinh tế gia đình./.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 13 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 3.3 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây