Ngày sách và văn hóa đọc

Thực trạng cây ca cao trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 22/06/2020 22:56 1.241 0
Bình Phước có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít bão, đất Bazan màu mỡ, nhiều diện tích có nguồn nước tưới từ các sông suối, các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, rất thuận lợi để phát triển các loại cây trồng nhiệt đới trong đó có cây cao cao.
Đối chiếu với yêu cầu về sinh thái của cây Ca cao cho thấy tỉnh Bình Phước có diện tích cây điều, cây cà phê, cây ăn trái lớn là điều kiện thuận lợi có thể tạo tán che cho cây ca cao phát triển. Hiện nay, tỉnh Bình Phước có diện tích cây che bóng lớn: có 134.014 ha cây điều, 15.878 cây cà phê, 7.875 ha cây ăn trái các loại là điều kiện thuận lợi có thể tạo tán che cho cây ca cao phát triển.1 Hiện trạng phát triển cây ca cao trên địa bàn tỉnh Bình Phướca. Về diện tích, năng suất: Đến tháng 6/2020, diện tích ca cao ước đạt 523 ha, năng suất bình quân 1,1 tấn/ha, tập trung chủ yếu Đồng xoài (38 ha); Đồng Phú (40ha); Bù Đăng (40ha); Bù Gia Mập (45 ha). Tuy nhiên diện tích không ổn định: Năm 2005, diện tích ca cao Bình Phước chỉ đạt 420 ha, nhưng đến năm 2012 diện tích tăng lên 2.696 ha, năng suất bình quân là 0,75 tấn/ha, tuy nhiên đến năm 2018, diện tích lại giảm xuống chỉ còn lại 1.000 ha năng suất bình quân 1 tấn/ha và năm 2019 còn 523 ha. b. Giống cây: Nhiều dòng vô tính có các đặc tính tốt như sinh trưởng phát triển nhanh trong điều kiện đủ nước, đủ phân và tán che hợp lý như: TĐ3, TĐ5, TĐ6, TĐ8, TĐ9, TĐ20, TĐ38, ….c. Cách Chăm sóc: Cây ca cao có khả năng cho trái bói sau 2 năm trồng và đạt năng suất khá cao sau 4 -5 năm. Ngoài ra, đầu tư chăm sóc cho vườn ca cao còn giúp nâng cao năng suất, hiệu quả của các cây trồng xen với ca cao, từ đó giúp nông dân nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích. thường gặp một số sâu hại và nấm bệnh chính như: mối, bọ xít muỗi, rệp sáp, nấm Phytophthora .. tuy nhiên tất cả những đối tượng này đều có thể phòng trị được. Tuy nhiên, phần lớn người trồng ca cao là nông dân nghèo nên thiếu vốn do vậy chưa có đầu tư tốt về chất lượng giống, kỹ thuật tưới, kỹ thuật canh tác…nên hiệu quả kinh tế từ cây ca cao mang lại hiện nay chưa cao.d. Các chương trình dự án phát triển cây ca cao đã triển khai: Trên địa bàn tỉnh từ trước tới nay cũng đã triển khai nhiều chương trình, dự án về cây ca cao như: Dự án phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2010-2012; Phối hợp với công ty Mars và Cargill thực hiện chuỗi giá trị phát triển sản xuất ca cao; Chương trình hỗ trợ các CLB ca cao phát triển bền vững…đã tạo điều kiện cho một bộ phận nông dân trong tỉnh có kinh nghiệm trồng, chăm sóc và bảo quản sản phẩm cây ca cao. /uploads/news/2020_06/cao-ca_1.jpg Hình minh họa cây ca caođ.Tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hạt ca cao hiện nay rất lớn, rất nhiều doanh nghiệp đang quan tâm đến vùng nguyên liệu ca cao Bình Phước như Công ty Olam, Công ty Touton, Công ty Vinamilk, Công ty Vinaca cao Việt Nam, Công ty Puratos Grand-Place Việt Nam, Công ty Phạm Minh... Đến nay tỉnh vẫn chưa có quy hoạch nên chưa xây dựng được vùng sản xuất tập trung ổn định, để thâm canh tạo ra sản phẩm ca cao sạch theo tiêu chuẩn UTZ (Chứng nhận UTZ Certifed cho ca cao), ca cao hữu cơ, ca cao chất lượng cao. Bên cạnh đó, sản xuất ca cao còn ở quy mô nhỏ, phân tán, thu mua gặp khó khăn vì nơi bán xa nơi trồng; chưa phát triển một cách đồng bộ từ kỹ thuật canh tác cho đến thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Công nghệ sau thu hoạch và sơ chế hạt ca cao đạt chất lượng cao vẫn còn không ít hạn chế về kho chứa, chế biến …Số lượng, chất lượng, thị phần ca cao tỉnh Bình Phước còn nhỏ, sản phẩm hạt ca cao hiện nay bán thô là chính, chưa có sản phẩm thương hiệu hàng hóa nên khả năng cạnh tranh chưa cao, giá thành không ổn định.2. Khuyến cáo trồng cây ca cao trong thời gian tới: a. Diện tích, năng suất: Kế hoạch triển khai thực hiện Tái cơ cấu lĩnh vực Trồng trọt gắn với xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước thì năm 2020 diện tích được trồng xen cây ca cao khoảng 5.000 ha, năng suất 1,5 tấn/ha.b.Cơ cấu giống: Sử dụng các giống được đánh giá thích hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, hạn chế sâu bệnh, năng suất và hiệu quả như: TĐ1 TĐ3, TĐ5, TĐ8 ….c.Về khoa học kỹ thuật: Áp dụng quy trình thâm canh, quy trình sơ chế hạt và tiêu chuẩn hạt Ca cao thương phẩm, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tác giả bài viết: Võ Lan Hương

Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay20,973
  • Tháng hiện tại60,981
  • Tổng lượt truy cập4,624,124
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây