Hướng dẫn tái đàn sau dịch tả heo châu phi
Vũ Hường
2020-06-02T04:03:32-04:00
2020-06-02T04:03:32-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Huong-dan-tai-dan-sau-dich-ta-heo-chau-phi-2051.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2020_06/tai-dan.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Tái đàn, tăng đàn heo là một trong những giải pháp giảm giá thịt heo trên thị trường, nhưng vẫn phải đảm bảo kỹ thuật và yêu cầu.
1. Nguyên tắc tái đàn heo. Việc nuôi tái đàn heo tại địa phương đã có bệnh dịch tả heo châu phi (DTHCP) được thực hiện theo quy định, cụ thể: - Nuôi tái đàn heo tại hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi heo chưa bị dịch bệnh DTHCP hoặc đã bị dịch bệnh nhưng đã qua 30 ngày không tái phát bệnh DTHCP; đảm bảo an toàn dịch bệnh. - Chủ cơ sở phải áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp tổng vệ sinh, sát trùng chuồng trại bằng hóa chất, bằng vôi, cách ly triệt để heo mới nhập về; nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ chăn nuôi bảo đảm để áp dụng có hiệu quả các biện pháp an toàn sinh học. - Bảo đảm cân bằng nhu cầu của thị trường. 2. Yêu cầu đối với cơ sở nuôi tái đàn heo a) Nuôi tái đàn heo tại địa phương đã công bố hết bệnh DTHCP. Cơ sở chỉ nuôi tái đàn heo tại địa phương đã công bố hết dịch bệnh DTHCP khi đáp ứng các yêu cầu sau: - Chủ cơ sở nuôi phải kê khai với Ủy ban nhân dân cấp xã trước khi thực hiện việc nuôi tái đàn (Theo điều 54 của Luật Chăn nuôi). - Có chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, con giống, thức ăn nước uống, có quy trình chăn sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thú y hoặc đã được chứng nhận cơ sở chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, VietGAPH, GlobalGap trong chăn nuôi; cơ sở chăn nuôi tập trung phải định kỳ lấy mẫu môi trường, nguồn nước, ….xét nghiệm khẳng định không có vi rút DTHCP. - Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PNTN về việc kiểm soát vận chuyển heo để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm trong và ngoài vùng có bệnh DTHCP; việc tăng cường một số biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi heo để phòng, chống bệnh DTHCP trong đó lưu ý: + Hàng ngày thực hiện việc vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi; có biện pháp ngăn chặn côn trùng, gặm nhấm để tránh mang mầm bệnh từ bênh ngoài vào trong chuồng nuôi, trại nuôi heo; + Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin khác theo quy định, bổ sung chế phẩm nâng cao sức đề kháng cho đàn lơn; + Ghi chép các hoạt động chăn nuôi, quản lý dịch bệnh, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học. - Xử lý nghiêm các trường hợp tự ý tái đàn mà không kê khai với chính quyền cơ sở. Trường hợp không kê khai và để xẩy ra dịch bệnh thì bị xử lý theo quy định và không được hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh theo quy định. b) Nuôi tái đàn heo tại địa phương chưa công bố hết bệnh DTHCP - Không thực hiện nuôi tái đàn tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, các cơ sở chăn nuôi tập trung không đáp ứng các yêu về công tác phòng, chống dịch bệnh DTHCP; - Chỉ thực hiện tái đàn tại các cơ sở chăn nuôi tập trung đã được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh, VietGAPH, GlobalGap trong chăn nuôi; - Được chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn thú y cấp huyện kiểm tra, xác nhận đáp ứng đủ yêu cầu nuôi tái đàn. 3. Các bước nuôi tái đàn heo - Nuôi chỉ báo với số lượng khoảng 10% tổng số heo có thể nuôi tại cơ sở có quy mô và khả năng nuôi trên 100 con heo ở một thời điểm. Đối với cơ sở có khả năng nuôi dưới 100 con heo chỉ nuôi chỉ báo từ 1 đến 2 con heo. - Hàng ngày theo dõi, giám sát chặt chẽ số heo nuôi chỉ báo trong khoáng thời gian ít nhất 30 ngày; trường hợp cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm phát hiện mầm bệnh DTHCP. Trường hợp nghi heo bị bệnh, phải khai báo ngay cho chính quyền, cơ quan quản lý về thú y và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. - Sau khi nuôi chỉ báo được ít nhất 30 ngày, nếu heo không có biểu hiện hoặc mẫu xét nghiệm cho kết quả âm tính với bệnh DTHCP (áp dụng đối với trường hợp lấy mẫu xét nghiệm), thì thực hiện nuôi tái đàn thận trọng và có thể nuôi đạt 100 % quy mô nuôi của cơ sở. - Chính quyền cơ sở và các cơ quan thú y tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện nuôi tái đàn; tăng cường việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình chăn nuôi và công tác phòng chống dịch bệnh.
Tác giả bài viết: Vũ Hường
Nguồn tin: Phòng Kinh tế hợp tác