Công tác phòng, chống Dịch tả lợp châu phi trên địa bàn tỉnh năm 2019

Thứ ba - 03/12/2019 03:24 781 0
Mặc dù công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc gia cầm được thực hiện chủ động, thường xuyên, liên tục nhưng trên địa bàn một số huyện thị vẫn lác đác xảy ra các dịch bệnh như bệnh dại chó, mèo; bệnh lở mồm long móng heo; bệnh heo tai xanh và dịch tả cổ điển, nhưng nặng nề nhất là dịch tả lợn châu phi (DTLCP) xảy ra tại 10/11 huyện, thị xã.
1. Tình hình dịch bệnh DTLCP tại Bình Phước: Tháng 5/2019, DTLCP xảy ra tại thị trấn Tân Phú và xã Tân Lập huyện Đồng Phú. Đến cuối tháng 7/2019 DTLCP đã xuất hiện 10/11 huyện, thị, thành phố; chỉ còn thị xã Bình Long chưa có DTLCP. Toàn tỉnh đã tiêu hủy tổng cộng 5.338 con với tổng trọng lượng 285.781kg của 243 hộ tại 47 xã phường, thị trấn.2. Công tác chỉ đạo phòng chống bệnh DTLCPĐã tổ chức triển khai đồng bộ các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh DTLCP theo Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 1960/BNN-TY ngày 20/3/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 04/02/2019 của UBND tỉnh Bình Phước về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách phòng, chống bệnh DTLCP và Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 21/3/2019 của UBND tỉnh Bình Phước về hàng động ứng phó khẩn cấp với bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh Bình Phước và các văn bản chỉ đạo khác của UBND tỉnh. Theo đó một trong những nội dung quan trọng là yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và theo quy định của Luật Thú y.3. Tình hình thực hiện công tác phòng, chống bệnh DTLCP a. Đối với Sở Nông nghiệp và PTNTNgay khi có thông tin về dịch bệnh tại huyện Đồng Phú, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh lấy mẫu gửi xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và phối hợp chính quyền địa phương nơi có dịch bệnh triển khai ngay các biện pháp khống chế như: Tiêu hủy bắt buộc số heo mắc bệnh trong ổ dịch. Tổ chức vệ sinh, tiêu độc sát trùng hàng ngày tại khu vực có dịch bệnh; khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh.Tổ chức tiêm phòng khẩn cấp cho gia súc và tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi gia súc tại xã có dịch…Bên cạnh đó Sở Nông nghiệp và PTNT đã thành lập các chốt kiểm dịch ra vào tỉnh, mua hóa chất, bảo hộ; thành lập các Đoàn kiểm tra, hướng dẫn các huyện, thị, TP công tác phòng chống và tiêu hủy heo bệnh, chết cụ thể như sau:- Thành lập các Đoàn kiểm tra trực tiếp đến địa phương đang có dịch để chỉ đạo, hướng dẫn xử lý dứt điểm các ổ dịch và kiểm tra tại các nơi có nguy cơ cao bùng phát dịch; hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; yêu cầu các địa phương thường xuyên tổng hợp báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.- Thành lập, duy trì 03 chốt kiểm soát dịch bệnh động vật tại đầu mối giao thông chính ra vào định bàn tỉnh trên quốc lộ 13, 14 và đường ĐT 741. Các lực lượng tại chốt kiểm soát dịch bệnh gồm thú y, quản lý thị trường, công an, hoạt động 24/24 giờ kịp thời phát hiện, ngăn chặn việc vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn không đúng quy định vào địa bàn tỉnh.- Chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh:+ Phối hợp với các phòng ban chức năng của các địa phương, kiểm tra đôn đốc việc triển khai, thực hiện các biện pháp bao vây, khoanh vùng, dập dịch bệnh DTLCP.+ Lấy mẫu xét nghiệm bệnh DTLCP để xác định bệnh kịp thời.+ Kiểm dịch vận chuyển lợn, sản phẩm lợn xuất tỉnh theo quy định, nhất là đối với vùng dịch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; lấy mẫu đối với các trường hợp lợn nghi mắc bệnh, sản phẩm nghi mang mầm bệnh để kịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy triệt để.b. Tại các địa phương nơi có dịch- UBND huyện, thị, thành phố đã công bố dịch tại các xã, thị trấn có dịch theo quy định của Luật Thú y. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh DTLCP của địa phương phân công rõ trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Thành lập các chốt kiểm soát dịch bệnh động vật ra vào vùng dịch, kiểm soát chặt chẽ 24/24 giờ đối với lợn và sản phẩm lợn. Lực lượng tại chốt kiểm soát dịch bệnh động vật gồm thú y, công an và các lực lượng liên quan để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn và sản phẩm của lợn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Luật Thú y.- Phun thuốc sát trùng, tiêu độc các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm soát dịch bệnh.- Cử cán bộ chuyên môn, phụ trách thú y thường xuyên bám sát địa bàn để theo dõi, giám sát, quản lý đàn lợn tại khu vực có dịch và việc thực hiện các biện pháp phòng, chống theo quy định.- Tuyên truyền sâu rộng để người dân nhận biết, chủ động hợp tác trong phòng, chống bệnh DTLCP. Trong đó đã nêu rõ bệnh DTLCP là bệnh động vật không lây sang người, nhưng là bệnh mới xuất hiện tại Việt Nam hiện không có thuốc chữa, tỷ lệ chết có thể lên đến 100% ở tất cả các loại lợn. Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở để kịp thời phát hiện, khai báo và tiêu hủy triệt để lợn bệnh, lợn nghi bị bệnh trong vòng 24 giờ kể từ lúc phát hiện lợn bệnh; việc xử lý, chôn lấp lợn phải đảm bảo yêu cầu tiêu diệt được vi rút DTLCP. Nêu rõ các biện pháp xử lý lợn mắc bệnh, mức hỗ trợ của nhà nước đối với lợn nghi mắc bệnh, chết buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.- Xử lý dứt điểm các ổ dịch, tránh để lâu, vứt xác lợn ra môi trường. Huy động các lực lượng của địa phương (kể cả công an, quân đội, dân quân..) tổ chức tiêu hủy lợn bệnh, chết kịp thời; tổ chức tổng vệ sinh, sát trùng bằng thuốc và vôi bột nhất là tại các hộ chăn nuôi có lợn bệnh; quản lý và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn ra khỏi vùng dịch trên địa bàn.- Về kiểm soát giết mổ: Rà soát các cơ sở giết mổ động vật trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; kiên quyết không cho giết mổ nếu cơ sở hoạt động không phép hoặc không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; tăng cường nhân lực cho việc kiểm soát giết mổ để đảm bảo động vật được đưa vào giết mổ đều khỏe mạnh.Cho phép giết mổ lợn từ những đàn lợn có kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh DTLCP trong vùng có dịch (cấp xã, huyện). Thịt và sản phẩm từ thịt lợn chỉ được phép tiêu thụ trong vùng có dịch bệnh theo cấp địa phương đã công bố. Việc giết mổ lợn phải được thực hiện tại các cơ sở giết mổ đã cấp phép, bảo đảm vệ sinh thú y, có nhân viên thú y thực hiện kiểm soát giết mổ. Cơ sở giết mổ phải thực hiện đầy đủ việc vệ sinh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc sau mỗi ca giết mổ.Yêu cầu xử lý triệt để các chất thải, nước thải trong quá trình giết mổ để tránh làm phát tán vi rút DTLCP ra môi trường và lây lan sang các cơ sở chăn nuôi lợn.- Bố trí đầy đủ kinh phí cho các hoạt động phòng chống bệnh DTLCP tại địa phương.- Báo cáo diễn biến dịch bệnh và kết quả phòng, chống dịch hàng ngày về Sở Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh. c. Các địa phương chưa có dịch hoặc đã qua 30 ngày trên địa bàn tỉnh- Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh trên đàn lợn. Khi phát hiện lợn có dấu hiệu nghi ngờ bệnh DTLCP thì phối hợp Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp tỉnh lấy mẫu xác định mầm bệnh, đồng thời xử lý kịp thời ổ dịch phát sinh, không để lây lan ra diện rộng.- Phun xịt khử trùng tại các cơ sở chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ động vật và các sản phẩm động vật.- Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y kịp thời phát hiện dịch bệnh, xử lý kịp thời đảm bảo kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm. kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ, tiêu thụ lợn và sản phẩm của lợn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Luật Thú y. Tiêu hủy đối với các loại lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu trái phép từ các địa phương có dịch vào địa bàn quản lý.- Hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh. Tuyên truyền người dân không buôn bán, vận chuyển lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu vào trong nước tiêu thụ, không rõ nguồn gốc rõ ràng, không qua kiểm dịch.- Rà soát, củng cố hệ thống báo cáo dịch bệnh nhằm đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch, bảo đảm chính xác, kịp thời;- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật và các biện pháp kỹ thuật trong phòng, chống dịch; về quyền lợi, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chủ động phòng chống bệnh cho đàn lợn nhằm phát triển chăn nuôi, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, giảm thiểu nguy cơ phát sinh và lây lan dịch bệnh.4. Một số khó khăn, tồn tại:- Bệnh DTLCP là bệnh động vật không lây sang người, nhưng rất nguy hiểm hiện chưa có thuốc điều trị, chưa có vắc xin phòng bệnh, nếu lợn mắc bệnh thì tỷ lệ chết có thể lên đến 100% ở tất cả các loại lợn.- Công tác chủ động giám sát và nắm thông tin dịch bệnh chưa kịp thời hoặc người chăn nuôi khi có gia súc bệnh không báo, tự điều trị không khỏi mới báo chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn. Tại các hộ chăn nuôi lợn rừng lai đã xảy ra bệnh DTLCP có thể do việc sử dụng thức ăn thừa và vệ sinh thú y và an toàn sinh học không tốt (chuồng trại sơ sài, chăn nuôi trên nền đất).- Các xã, phường, thị trấn báo dịch nhiều trong khi lực lượng lấy mẫu thiếu; lực lượng chuyên môn kiểm tra, giám sát ở địa phương mỏng (1 nhân viên phụ trách nhiều địa bàn) dẫn đến nguy cơ lây lan dịch.- Lực lượng thú y hành nghề tự do không thông báo dịch mà tiến hành điều trị cũng là nguyên nhân làm phát tán dịch bệnh.- Trong quá trình tiêu hủy heo bị dịch bệnh, lực lượng làm công tác tiêu hủy còn thiếu, một số nơi không có đất tiêu hủy tại chỗ phải vận chuyển xa, tập quán chăn nuôi thả rông khó quản lý.
Tác giả bài viết: Lan Hương
Nguồn tin: Chi cục TT và BVTV

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây