Kỹ thuật trồng bí đỏ

Thứ hai - 07/10/2019 22:19 10.653 0
Một vườn bí đỏ với những trái to tròn, sai rúc rích là điều mà các bác nông dân ai cũng đều mong muốn. Vậy, bí quyết trồng bí đỏ vào tháng mấy thì cho mùa bội thu?
Giá trị dinh dưỡng Theo như nghiên cứu, trong các loại quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bí đỏ được xếp ở vị trí đầu tiên. Trong bí đỏ có chứa sắt, kaki, photpho, nước, protein thực vật, gluxit,.. các axit béo linoleic, linolenic cùng các vitamin C, vitamin B1, B2, B5, B6, PP. Ăn bí đỏ rất tốt cho não bộ, làm tăng cường miễn dịch, giúp tim khỏe mạnh, mắt sáng, cho giấc ngủ ngon hơn và hỗ trợ cho việc chăm sóc da cũng như làm đẹp. Đặc điểm sinh học Bí đỏ (bí ngô) là một loại cây thân cỏ, sống quanh năm và thường bò lan trên mặt đất. Bí đỏ cung cấp lá, hoa, đọt non và quả làm lương thực, thực phẩm cho con người. Đặc điểm của bí đỏ: - Rễ bí đỏ: Bộ rễ của bí đỏ bao gồm rễ chính và rễ phụ lan rộng, đâm sâu nên có khả năng chịu hạn tốt. - Thân bí đỏ: Thân bí đỏ thuộc loại thân bò có tua, tùy vào từng giống mà có thân dài hoặc ngắn khác nhau. Thân phân đốt, ở những đốt đó sẽ mọc lên tua cuốn phân nhánh. - Lá bí đỏ: Lá bí đỏ to, bản rộng, lá đơn, mọc cách. Chúng có màu xanh hoặc lốm đốm trắng. - Hoa bí đỏ: Hoa bí đỏ có màu vàng, mọc đơn độc ở nách lá, có hình quả chuông. - Quả bí đỏ: Quả bí đỏ có dạng hình tròn hoặc oval, vỏ cứng. Quả mọng, bên trong có thịt, xốp ở giữa, nhân chứa nhiều hạt dẹp. Cây bí đỏ thích hợp sống trong khí hậu nhiệt đới, chúng chịu khô hạn tốt nhưng chịu nước kém. Vì vậy, bí đỏ cần được trồng ở những nơi có hệ thống thoát nước tốt để phòng ngừa ngập úng. Trồng bí đỏ vào tháng mấy? Nắm bắt được đúng thời điểm trồng bí đỏ sẽ thu về được những trái bí đỏ to, nhiều thịt. Mùa trồng bí đỏ cho năng suất cao nhất là từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch (vụ Thu Đông). Ngoài ra, hiện nay, các bác nông dân cũng trồng thêm một vụ bí đỏ trái mùa nữa vào tháng 2 đến tháng 4 dương lịch (vụ Xuân Hạ). Để thu hoạch được những trái bí đỏ to, nhiều thịt và có giá trị dinh dưỡng cao, người nông dân cần đảm bảo chăm sóc chúng đúng quy trình và kỹ thuật. Kỹ thuật ngâm hạt giống bí đỏ Sau khi lựa chọn được những hạt giống bí đỏ tốt, ta bắt đầu tiến hành ngâm. - Bước 1: Ngâm hạt giống bí đỏ vào nước ấm có nhiệt độ khoảng 30-35 độ C. - Bước 2: Sau 6-8 tiếng vớt hạt ra rửa sạch và ủ vào khăn ấm ở nhiệt độ 20-25 độ C. - Bước 3: Sau một đêm, kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất. Kỹ thuật gieo hạt giống bí đỏ Chuẩn bị đất để gieo hạt giống: Bí đỏ không kén đất, chúng có thể sinh trưởng tốt trên nhiều nền đất khác nhau. Vì vậy, bạn có thể sử dụng đất tribat hay các loại đất hữu cơ sạch giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời, trước khi gieo trồng, tiến hành trộn đất với phân bò, phân gà, phân trùn quế để tạo thêm chất dinh dưỡng có trong đất. Các bước gieo trồng - Bước 1: Tạo một lỗ sâu 1cm, sau đó gieo hạt giống đã ủ xuống. Cứ một lỗ, gieo từ 1-2 mầm bí đỏ. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên. - Bước 2: Khi gieo xong phun nước ẩm cho đất rồi đặt chậu ươm ở nơi có nắng ấm để thúc đẩy cho hạt giống nảy mầm. Kinh nghiệm trồng bí đỏ Để bí đỏ phát triển tốt, cần phải thật cẩn thận ở công đoạn gieo trồng. Trước thời gian trồng bí khoảng 10 ngày, bà con tiến hành làm đất. Cụ thể các công việc cần phải làm: - Cày xới đất đều cho đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ rác, bón vôi, phân, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất. - Kéo luống với chiều cao khoảng 20-30cm, chiều rộng khoảng 3m, khoảng cách hàng 5-6m, khoảng cách cây 50-80cm. Vì bí đỏ chịu nước kém nên nếu trồng bí đỏ vào mùa mưa thì nên làm rãnh thật sâu ở giữa hai luống để tạo điều kiện cho nước thoát ra được dễ dàng hơn. Tiến hành trồng Hạt bí đỏ sau khi được gieo từ 7-10 ngày sẽ mọc 2-3 lá nhám. Đây là lúc bà con có thể đem bí đỏ đi trồng ở ngoài ruộng. Khi trồng, bà con tạo một hố đất sâu, say đó nhấc nhẹ bầu cây bí đỏ lên,vùi kín bầu cây xuống đất. Phủi đất láp kín chặt gốc, sau đó, phủ rơm rạ, gỗ mục và cỏ khô xung quanh. Thời điểm thích hợp nhất để trồng bí đỏ là vào chiều mát khi trời đã tắt nắng. /uploads/news/2019_10/bi_1.jpg Kỹ thuật chăm sóc cây bí đỏ - 1 tuần đầu: Tưới nước cho cây 2 lần/ ngày. Đồng thời, che phủ bóng râm cho cây để cây con hồi sức. Sau 1 tuần có thể tưới nước cách 2-3 ngày/ lần. - Sau 15 ngày: Tiến hành bón thúc lần 1 cho cây bằng phân chuồng ủ hoại và phân ure pha với nước. - Sau 35 ngày: Tiến hành bón thúc lần 2 bằng phân chuồng ủ hoại cùng hỗn hợp phân đạm đạm, ure, lân, kali pha với nước. - Giai đoạn bí đỏ ở ngày 30-35 này cũng là lúc chúng bắt đầu ra hoa. Người nông dân nên theo dõi quá trình này để xem nên để bí đỏ tự thụ phấn hay tác động đến việc thụ phấn của chúng. - Sau 50 ngày: Tiến hành bón thúc lần 3 bằng hỗn hợp phân NPK kali và ure pha với nước. Hoặc, có thể sử dụng phân chuồng ủ hoại, mùn mục hoặc tro trấu để bón. - Phòng ngừa sâu bệnh: Các loại sâu bệnh hại với cây bí đỏ là sâu đất, sâu đục thân, sâu xanh, bọ trĩ, rầy, rệp,… Để phòng ngừa sâu bệnh, nhà nông cần chú ý tưới nước đầy đủ cho cây, đồng thời sử dụng một trong số các loại thuốc diệt sâu bọ như: Actara, Confidor, Regent, Vertimec, Oshin, Trigard. Trái bí đỏ với giá trị dinh dưỡng cao và công dụng điều trị bệnh hiệu quả đã trở nên vô cùng thân thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Với nhà nông, trái bí to tròn còn đem lại một nguồn thu nhập lớn giúp người nông dân trang trải cuộc sống. Những kinh nghiệm trồng bí đỏ được chia sẻ trong bài viết trên hi vọng sẽ giúp ích cho các bác nông dân, đem đến một mùa bí đỏ bội thu.
Nguồn tin: mof.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây