Khoai lang Nhật: Giống khoai chất lượng cao và kỹ thuật trồng

Thứ tư - 02/10/2019 21:18 8.234 0
Khoai lang Nhật là giống khoai lang vỏ tím có chất lượng và sản lượng cao. Đây là giống khoai được ưa chuộng hiện nay bởi sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh ở nhiều địa hình canh tác; Củ khoai dẻo, thơm ngon, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Giới thiệu giống khoai lang Nhật Đặc điểm sinh học - Khoai lang Nhật có chất lượng tốt và sản lượng cao, thường cho năng suất khoảng 9-15 tấn/ha. - Thân cây to mập, ít phân cành, có màu tím. Cây có khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh với thời gian sinh trưởng trong khoảng 105-120 ngày. - Khoai lang Nhật có củ thuôn dài, vỏ nhẵn màu tím, ruột màu vàng đậm. Hàm lượng chất khô trong củ đạt 27-33%. - Khoai lang Nhật phù hợp dùng để ăn tươi, chế biến, xuất khẩu. Nhân giống - Có thể nhân giống bằng dây hoặc bằng củ đều được. - Dây giống phải đảm bảo khỏe mạnh, dây bánh tẻ (tuổi dây từ 45-75 ngày tuổi) không bị sâu bệnh, chưa ra rễ và hoa. - Chỉ sử dụng dây đoạn 1 và 2 kể từ ngọn để làm dây giống với độ dài dây khoảng 25-30cm. Thời vụ trồng Có 2 vụ trồng trong năm là: - Vụ Đông: Trồng từ 25/8 – 10/9 - Vụ Xuân Hè: Trồng từ giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 hàng năm Đất trồng - Đất trồng cần được xới tơi, cày kỹ để đảm bởi tơi xốp và sạch cỏ. - Lên luồng rộng từ 1,2-1,5m, cao từ 35-40cm. Làm luống theo hướng đông tây. Kỹ thuật trồng khoai lang Nhật - Nên trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ. - Mật độ trồng: 38.000 – 40.000 khóm/ha - Khoảng cách giao động từ 5-6 dây/m chiều dài luống - Nên trồng hàng đơn, vùi dây giống dọc theo luống và nối đuôi nhau (đoạn dây này song song với mặt luống), ngon trên mặt luống từ 5-10cm (Khoảng 2 đốt), độ sâu vùi khoảng 5cm. Bón phân * Công thức bón cho 1 hecta khoai lang Nhật: 10-15 tấn phân chuồng, 60kg ure, 90kg kali và 30kg phân lân. Chia ra làm 3 đợt bón để cây có thể hấp thụ hết lượng phân bón. - Lần 1: Bón lót 100% lượng phân chuồng, phân lân và 30% phân đạm, 20% phân kali. - Lần 2: Bón sau khi trồng khoảng 20-25 ngày với tỷ lệ phân bón như sau: 50% phân đạm và 30% phân kali. - Lần 3: Sau khi trồng khoảng 40-45 ngày thì tiến hành bón toàn bộ số phân bón còn lại. /uploads/news/2019_10/khoai.jpg Chăm sóc - Sau khi khoai lang được 20-25 ngày trồng thì tiến hành xới đất và làm sạch cỏ, đồng thời kết hợp bón phân lần 2, vun nhẹ đất vào gốc cây khoai lang. - Sau khi cây được 25-30 ngày tuổi thì tiến hành bấm ngọn để tăng cường sinh trưởng, kích thích phát triển thân và lá trong giai đoạn đầu, đồng thời tăng cường tích lũy chất hữu cơ nuôi cây. Giai đoạn này, bà con tiến hành nhấc dây để làm đứt rễ con cho cây tập trung hết dinh dưỡng nuôi củ. Chú ý, việc nhấc dây nên tiến hành thường xuyên và nhấc xong cần đặt dây về đúng vị trí để tránh làm tổn thương đến thân và lá cây. - Sau khi khoai lang trồng được 40-45 ngày thì tiến hành xới đất, làm cỏ và bón phân lần 3. Tiếp tục vun nhẹ vào gốc cây. - Chú ý giữ ẩm cho đất, đảm bảo đất luôn được cấp ẩm khoảng 65-80%. Nếu vụ trồng khoai gặp khô hạn thì cần tưới nước cho rãnh, nước cần ngập ½ – ⅔ luống. - Thường xuyên thăm đồng để phát hiện sớm sâu bệnh, có biện pháp xử lý kịp thời. Phòng trừ sâu bệnh hại khoai Khoai lang Nhật thường bị những sâu địch hại như: - Bọ trưởng thành (Bọ cánh cứng): To gần bằng con kiến đỏ và có chiều dài khoảng 5-7mm, có đầu dài, thân màu nâu đỏ óng ánh. Bọ trưởng thành hoạt động vào ban đêm và sáng sớm, nó đẻ trứng ở những lỗ nhỏ trên dây và chui theo các kẽ nứt của đất để đẻ trứng trên củ khoai. - Sùng non: Có mình hơi dài, cong, màu trắng sữa, không có chân ngực và bụng. Sùng đục trong dây và củ, đặc biệt là những củ bị lộ trên mặt đất. Dây bị đục thường sinh trưởng kém, phình to ở những chỗ bị đục, dị dạng và nứt, dễ đứt dây. Củ khi bị đục thì thường bị thối, có vị đắng không thể ăn được. Phòng trừ sâu bệnh cho khoai lang Nhật bằng cách nào? Sau vài vụ trồng khoai lang thì nên luân canh trồng lúa hoặc rau màu khác. Sau khi thu hoạch nên gom toàn bộ dây khoai, củ khoai, đặc biệt là các củ khoai bị sùng thì cần đem đi tiêu hủy để hạn chế mật độ sùng vào vụ sau. Nếu có thể thì cho nước ngâm ruộng trong vài ngày để diệt sùng và nhộng nằm trong đất. - Trước khi trồng, ngâm hom giống trong dung dịch thuốc Oncol 20EC (30 ml/10 lít nước) hoặc Oncol 25WP (25g/10 lít nước) trong 30 phút, vớt hom ra để ráo rồi mới trồng. - Khi cây bắt đầu hình thành củ, rắc thuốc hạt Lorsban 15G (6-8 kg/ha), đồng thời vun luống khoai cao và phủ kín gốc. Sau khi rắc thuốc thì tưới nước và thường xuyên tưới cho luống khoai đủ ẩm. Thời gian cách ly của thuốc Lorsban 15G là 21 ngày. Thu hoạch - Khi cây khoai lang có các biểu hiện ngừng sinh trường như: Lá phần gốc ngả màu vàng, bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa thì là lúc cần tiến hành thu hoạch. - Chú ý: Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương, xây xát hay làm bong vỏ củ khoai. Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về kỹ thuật trồng khoai lang Nhật cho năng suất cao. Chúc bà con có một vụ mùa bội thu và được gi Bottom of Form
Nguồn tin: mof.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây