Kinh nghiệm chăm sóc cây sầu riêng sau mưa lũ
Quang
2019-08-15T03:01:19-04:00
2019-08-15T03:01:19-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Kinh-nghiem-cham-soc-cay-sau-rieng-sau-mua-lu-1908.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2019_08/saurieng_ld.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và áp thấp nhiệt đới nên trong thời gian qua tại tỉnh có mưa rất to. Mưa to, gió lớn đã ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng, nhất là cây sầu riêng.
Để giảm thiểu rủi ro trên cây sầu riêng sau mưa bão, nhà vườn cần tiến hành ngay một số biện pháp kỹ thuật dưới đây: 1. Tỉa cành, tỉa chồi vượt và thoát nước chống úng Sau khi có mưa to và gió lớn thì cây bị lung lay, cành sầu riêng bị gãy nhiều, quả sầu riêng sẽ bị rụng vì thế bà con cần đắp đất, buộc lại những cây bị nghiêng tránh lay động gốc ảnh hưởng đến rễ khi bị ngập; thu nhặt những quả bị rụng đem ra khỏi vườn, đồng thời cắt tỉa những cành bị gãy do gió và cắt tỉa các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng, riêng cây mới trồng thì cần khơi lại những cây bị bùn bồi, lấp. Cây sầu riêng rất mẫn cảm với nước, dễ bị chết và thường không thể chống chịu trong điều kiện ngập nước vì vậy sau khi nước rút, cần tiến hành xới nhẹ nhằm phá váng ở lớp đất mặt, giúp đất thông thoáng. Cần đào mương để nước rút nhanh ra khỏi vườn cây, khơi thông rãnh thoát nước, vun cao xung quang tán không để ngập, úng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, sự phát triển của quả. 2. Cung cấp dinh dưỡng Do mưa lớn kéo dài, lượng nước bề mặt và dưới bề mặt trong vườn ở tình trạng thừa đối với cây sầu riêng nên bộ rễ cây sẽ có nguy cơ bị úng gây nên hiện tượng vàng lá, nghẹt rễ và chết. Vì vậy, nông dân cần kịp thời giải quyết được mối nguy này bằng cách: Dùng lân nung chảy (từ 500-600 gram/gốc cây con và từ 1.000 -2.000 gram/cây sầu riêng ở giai đoạn kinh doanh) hoặc các loại phân bón chuyên dùng siêu ra rễ (theo liều lượng khuyến cáo), tưới cách gốc cây 10 - 15 cm nhằm kích thích bộ rễ phát triển, hồi phục lại tốt hơn. Đồng thời sử dụng các loại phân bón lá phun lên thân lá để cây tăng sức đề kháng, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Bón phân cân đối là biện pháp chủ động phòng trừ sâu bệnh. Bón phân cân đối đặc biệt là kali, không nên bón đạm làm cây ra nhiều chồi non. Hạn chế bón phân hữu cơ, đặc biệt phân hữu cơ chưa hoai vì sẽ làm vi sinh vật hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều oxy của cây trồng khi bị ngập úng. 3. Phòng trừ bệnh hại Mưa lớn kéo dài là điều kiện thuận lợi để nấm và vi khuẩn gây bệnh tấn công cây qua các vết xây xát, riêng cây sầu riêng còn nhỏ sẽ bị bùn lấp và gió lay sẽ bị lở cổ rễ. Vì vậy, sau khi mưa dứt, tranh thủ lúc thời tiết khô ráo, thân lá cây không còn đọng nước nên phun thuốc phòng bệnh cho cây sầu riêng, đặc biệt chú ý 2 loại nấm bệnh gây hại nặng là nấm Phytophthora palmivora và Fusarium oxysporum.Có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau: Validacin, Topsin, Nativo, Aliette, Mancozeb, Ridomil Gold 68WG, Agri - Fos 400... phun lên thân lá và vùng rễ cây sầu riêng. Nên sử dụng chế phẩm nấm đối kháng Trichodecma tưới gốc theo liều lượng khuyến cáo, từ 1 - 2 lần cách nhau 5 ngày, nhằm giảm thiểu lượng cây bị chết rũ do bộ rễ bị thối hỏng, đồng thời kích thích rễ phát triển nhanh hơn, cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú