Vú sữa Hoàng Kim – Cây trồng tiềm năng

Chủ nhật - 14/07/2019 21:57 1.441 0
Trái có màu sắc vàng óng, vị ngọt dịu, có phần the mát, đặc biệt không có mủ cho trái quanh năm, với sản lượng cao, ít sâu bệnh, giá bán cao khiến vú sữa Hoàng Kim trở thành cây trồng tiềm năng.
1. Cơ duyên và so sánh “Bản thân được tham quan vườn vú sữa Hoàng Kim tại Đài Loan và nếm hương vị của trái thấy rất ngon nên đã mang về Bình Phước trồng” ông Nguyễn Viết Vị-Giám đốc Hợp tác xã Thương mại–Dịch vụ Phước Thiện ở huyện Bù Đốp chia sẻ. Ông cho biết thêm: Loại cây ăn quả cần này ít công chăm sóc, phân bón, gần như không có sâu bệnh phá hoại, để trái đẹp và đáp ứng yêu cầu khắt khe của khách hàng, HTX chủ động áp dụng kỹ thuật chăm sóc theo hướng VietGAP bên cạnh hệ thống tưới tự động, sử dụng chế phẩm sinh học đuổi côn trùng, dùng bao ni long bọc trái. Loại cây này cho trái quanh năm, ban đầu gia đình chỉ trồng 50 cây giống, đến nay đã mở rộng thêm gần 1.200 cây. Với 3 ha vú sữa hiện tại, mỗi tháng ông Vị thu hoạch được 1,5 tấn. Giá bán từ 100.000 - 150.000 đồng/kg, được đối tác từ cửa hàng trái cây, siêu thị trong và ngoài tỉnh tới vườn thu mua. Trừ chi phí, gia đình lãi hàng trăm triệu đồng/tháng. So sánh với giá vú sữa Lò Rèn (được trồng ở miền tây nam bộ), có giá chỉ từ 30.000 - 40.000 đồng/kg và vú sữa Hoàng Kim nhập khẩu có giá gần 1 triệu đồng/kg thì vú sữa Hoàng Kim được trồng ở Bình Phước có giá cạnh tranh hơn hẳn. Lá vú sữa Hoàng Kim có đặc điểm là màu xanh và dài, rất cứng, hoàn toàn khác với lá vú sữa khác, có phần giống lá cây lêkima, lá cây bơ. Bà con khi mua giống cần phân biệt để tránh bị nhầm lẫn và mua phải hàng giả. /uploads/news/2019_07/vu-sua_1.jpg Hình ảnh trái vũ sữa Hoàng Kim 2. Kỹ thuật trồng Trước khi trồng, ngoài vôi thì nhà vườn nên bón lót từ 10-15kg phân hữu cơ hoai và 0,5-1,5kg lân vi lượng hoặc 10-20g NPK 20-20-15 cho mỗi hố. a. Giai đoạn kiến thiết Với cây vú sữa trồng từ nhánh chiết, giai đoạn kiến thiết cơ bản từ 1-3 năm, cần cung cấp cân đối các loại phân bón có hàm lượng đạm, lân cao, kali vừa đủ để cây phát triển bộ rễ và cành nhánh và sớm đi vào giai đoạn kinh doanh. Sau khi trồng được một năm tuổi, mỗi tháng 1 lần hòa tan 40-60g NPK 20-20-15 với 15 đến 20 lít nước để tưới mỗi gốc cây, năm thứ hai đến năm thứ ba bón 1-2kg NPK 20-20-15, chia ra bón 4 lần trong năm; nhà vườn cũng cần tạo tán và tủ gốc giữ ẩm vào mùa khô cho cây, tủ cách gốc 30-50 cm để tránh sâu bệnh tấn công. b. Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ tư sau khi trồng, để cây cho năng suất, chất lượng bền vững, mỗi năm nên bón từ 2-3kg NPK 20-20-15, chia làm 4 lần bón trong năm như sau: Trước ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1- 2 tháng; Từ năm thứ 5 sau khi trồng, tức khi cây bước sang giai đoạn cho trái ổn định và đi vào giai đoạn kinh doanh chính, cần cung cấp kịp thời và cân đối các chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, nên chia làm 5 lần bón, với 3 loại phân bón cơ bản, tùy từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây. Cụ thể: + Lần 1: Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa từ: 10-20kg phân lân vi lượng và 1¬3kg. + Lần 2: Cách lần 1 khoảng 1,5-2 tháng khi hoa chuẩn bị nở, bón 1-2,0kg AT2, giúp hoa nở tập trung. + Lần 3: Sau khi hoa nở khoảng 1,5 tháng, trái có đường kính 2-3cm, bón với lượng 1-2kg hoặc NPK 13-13-13/cây. + Lần 4: Bón nuôi trái, khi quả non có đường kính khoảng 5-6cm, 1,5-3kg phân hoặc NPK 13-13-13. + Lần 5: Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1,5 tháng với liều lượng 1,5 - 2,5kg hoặc NPK 13-13-13. Sau khi thu hoạch, tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc, xới rảnh sâu 5-10cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh, lấp đất lại. Che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho phân tan và ngấm vào đất.
Tác giả bài viết: Trịnh Yến
Nguồn tin: tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây