Phát triển phần mềm lập phương án quản lý rừng bền vững 1.20

Chủ nhật - 01/11/2020 22:24 608 0
1. Đặt vấn đề Tài nguyên rừng được xem là một trong những yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội cũng như môi trường là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới. Xác định được tầm quan trọng của tài nguyên rừng, ngành lâm nghiêp Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong các thời kỳ phát triển kinh tế, xã hội, mà đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Một trong những bước chuyển mạnh mẽ đó là việc thay đổi phương thức quản lý tài nguyên rừng từ “Điều chế rừng” sang “Quản lý rừng bền vững”. Nội dung quản lý rừng bền vững đã được cụ thể hóa tại: (1) Điều 27, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội. (2) Điều 87, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. (3) Thông tư số số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững. Bình Phước là tỉnh thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ, có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội. Đặc biệt là phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, như: Chăn nuôi, trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn trái … Nhưng sự thuận lợi này cũng chính là sức ép đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, đặc biệt là chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác. Nhìn chung, diện tích đất lâm nghiệp luôn bị thu hẹp dần theo các kỳ quy hoạch, diện tích rừng tự nhiên giảm dần và thay vào đó diện tích rừng trồng và các loại hình sử dụng đất khác. Đến hết năm 2019, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 174.381,02 ha và đạt độ che phủ là 22,75 %. Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp được giao cho hơn 80 tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng (Diễn biến rừng năm 2019). Trước thực trạng diễn biến, vai trò của tài nguyên đất lâm nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành Công văn số 850a/UBND-KT chỉ đạo các đơn vị chủ rừng và các địa phương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Bông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư số 28). Bên cạnh đó, Bình Phước đã và đang quyết liệt thực hiện chính quyền điện tử trong thời kỳ công nghiệp 4.0. Do đó, các ngành kinh tế xã hội nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đang tích cực số hóa và xây dựng các hệ thống quản lý dữ liệu cho mỗi lĩnh vực để góp phần thực hiện thành công chiến lược xây dựng chính quyền điện tử của tỉnh. Riêng lĩnh vực lâm nghiệp trong nhưng năm qua đã có những thành tự lớn về xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu. Nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu xây dựng phương án diễn biến rừng đến mỗi đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh thì chưa có. Vì cơ sở dữ liệu diễn biến rừng đến mỗi đơn vị chủ rừng đang ở dạng tập hợp các thông tin và chưa có phần mềm quản lý quản lý về cơ sở dữ liệu này. Hay nói cách khác, việc xây dựng phương án quản lý bền vững đối với mỗi chủ rừng là việc bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Đồng thời, việc xây dựng phương án này cũng cần phải được thực hiện theo xu thế ứng dụng công nghệ thôn tin trong thời kỳ công nghiệp 4.0. Do đó, việc “Phát triển phần mềm lập phương án quản lý rừng bền vững 1.20” để ứng dụng thường xuyên, lâu dài cho các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết. 2. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và kết quả a) Nội dung Để phát triển phần mềm lập phương án quản lý rừng bền vững 1.20 (Phần mềm), cần thực hiện những nội dung sau: - Xây dựng được cơ sở dữ liệu quản lý diễn biến rừng bền vững, như: Bản đồ diễn biến rừng bền vững, hệ thống bảng số liệu theo quy chuẩn kỹ thuật, văn bản về quản lý rừng bền vững ở dạng số hóa. - Xây dựng sơ đồ chức năng phát triển Phần mềm theo quy trình xoáy ốc. - Phát triển Phần mềm, chạy thực nghiệm, xuất bản, cài đặ sử dụng. b) phương pháp nghiên nghiên cứu - Về xây dựng cơ sở dữ liệu: Trên cơ sở bản đồ diễn biến rừng, kiểm kê rừng, lập địa, thủy văn, giao thông vùng với kết quả khảo sát thực địa đã xây dựng được bản đồ diễn biến rừng bền vững trong Mapinfo có đủ thông tin và cấu trúc đạt yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh bản đồ này là hệ thống bản biểu được thiết kế trong môi trường Acess theo quy chuẩn được quy định ở Thông tư số 28. - Về phát triển phần mềm: Phần mềm được phát triển tuần tự theo dạng xoắn ốc, gồm các nội dung: (1) xây dựng ý tưởng về quản lý rừng bền vững. (2) hoàn chỉnh ý tưởng và phác thảo sơ đồ chức năng. (3) thiết kế các module chức năng. (4) kết nối các module chức năng tạo ứng dụng. (5) chạy thử nghiệm, đánh giá, đóng gói, cài đặt sử dụng. Trong đó, thiết kế các module chức năng được xem là nội dung quan trọng nhất, quyết định tốc. Công cụ phát triển Phần mềm này là phần mềm Microsoft Visual C# professional 2010 và các phần mềm hỗ trợ khác, như: Mapinfo professional. Android Studio. Google Earth Pro, Access. c) Kết quả nghiên cứu Xuất phát từ những nội dung trên, tác giả đã xây dựng được cấu trúc bản đồ, dữ liệu và phát triển Phần mềm quản lý rừng bền vững 1.20 như Hình 01, Hình 02 và Hình 03 cho thấy: (1) Bản đồ được phân lập đến các lô rừng, mỗi lô rừng được gắn các thông tin thuộc tính về quản lý rừng bền vững. (2) Phần mềm được phát triển, cài đặt độc lập, chạy trên máy tính cá nhân. (3) Phần mềm quản lý rừng bền vững 1.20, có 30 chức năng thuộc 3 nhóm chức năng chính, trong đó: Nhóm thống kê theo nội dung có 10 chức năng. Nhóm các biểu tổng hợp có 13 chức năng. Nhóm phương án quản lý rừng bền vững có 7 chức năng. /uploads/news/2020_11/h1.png Hình 01: Cấu trúc bản đồ quản lý rừng bền vững (Chủ rừng là Ban QLRPH Tà Thiết) /uploads/news/2020_11/h2.png Hình 02: Giao diện Phần mềm quản lý rừng bền vững 1.20 Thống kê theo nội dung Các biểu tổng hợp Phương án quản lý rừng bền vững Tiểu khu, khoảnh Thống kê dân sinh, kinh tế - xã hội Tách khỏi lâm phần Quy hoạch ba loại rừng Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật Quy hoạch ba loại rừng Lập địa, nguồn gốc rừng Thống kê hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp xã Bảo vệ rừng Kiểu sử dụng đất (LĐLR) Thống kê hiện trạng rừng Phát triển rừng Loại cây trồng Thống kê trữ lượng rừng Đa dạng sinh học Trữ lượng, trạng thái Danh mục các loài thực vật rừng chủ yếu Lâm sản ngoài gỗ Dự án trên đất lâm nghiệp Danh mục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm Kết nối với Google Earth Thành rừng Danh mục các loài động vật rừng chủ yếu Năm trồng Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm Lâm sản ngoài gỗ Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất 10 năm Tổng hợp kế hoạch khai thác lâm sản 10 năm. Tổng hợp kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng Kết quả sản xuất kinh doanh của chủ rừng Hình 03: Cấu trúc chức năng Phần mềm quản lý rừng bền vững 1.20 Với những chức năng này, Phần mềm đã cho phép truy xuất thông tin từ bản đồ quản lý rừng bền vững để: (1) Thống kê, phân tích các thông tin cơ bản về hiện trạng, quy hoạch, nguồn gốc, loại cây trồng, năm trồng, trữ lượng rừng, lâm sản ngoài gỗ … đến từng lô rừng. (2) Thiết lập 15 biểu phụ lục theo mẫu quy định tại Thông tư số 28 về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, hiện trạng rừng, kế hoạch sử dụng đất, trữ lượng lâm sản, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, danh mục thực vật rừng, danh mục động vật rừng, kết quả hoạt động kinh doanh. (3) Xây dựng các phương án quản lý về quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, bảo vệ rừng, phát triển rừng, đa dạng sinh học, lâm sản và lâm sản ngoài gỗ. /uploads/news/2020_11/h4.png Hình 04: Kết quả chạy dưng dụng phần mềm 3. Đánh giá hiệu quả, Với những chức năng như trên và kết quả ứng dụng Phần mềm như Hình 0.4 cho thấy Phần mềm cơ bản đã tự động hóa xây dựng được phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 - 2030 cho mỗi chủ rừng. Hiện tại, Phẩn mềm đã được ứng dụng ở Ban QLRPH Tà Thiết và Ban QLRPH Lộc Ninh, thuộc huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Bước đầu phần mềm đã mang lại những hiệu quả về kinh tế, xã hội nhất định, như: (1) Giảm thiểu được chi phí, thời gian xây dựng một phương án quản lý rừng bền vững. (2) Thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý tài nguyên đất lâm nghiệp (đất có rừng và đất chưa có rừng). (3) Là sản phẩm để tham gia Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước. 4. Kết luận, kiến nghị 1. Phần mềm đã được ứng dụng thực tế đê xây dựng phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021 – 2020 của Ban QLRPH Tà Thiết và Ban QLRPH Lộc Ninh, thuộc huyện Lộc Ninh, đã khẳng định được tính ổn định, tính chính xác. 2. Phần mềm được viết với mã nguồn mở, với quy trình phát triển theo dạng trôn ốc. Do đó, trong thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục cải tiến, bổ sung thêm các chức năng cho phù hợp với điều kiện thực tế ở Bình Phước. Hy vọng, Phần mềm này sẽ góp phần quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng tỉnh Bình Phước.
Tác giả bài viết: Trần Quốc Hoàn
Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây