Công tác phát triển sản xuất xây dựng nông thôn mới 02 năm nhìn lại

Thứ sáu - 14/06/2013 01:16 646 0
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới lấy đơn vị hành chính xã để thực hiện, đây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường và an ninh trật tự xã hội. Chương trình tập trung thực hiện 11 nhóm nội dung nhằm đạt được 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, mục tiêu chương trình hướng đến là cơ sở vật chất của cư dân nông thôn được nâng lên, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Năm 2013 là năm thứ 4 Bình Phước triển khai chương trình MTQG trên toàn tỉnh và là năm thứ 3 Ban Chỉ đạo tỉnh tập trung chỉ đạo đối với 20 xã điểm giai đoạn 2011-2015. Ngay từ khi được triển khai, Ban Chỉ đạo đã giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương thực hiện các nội dung về đào tạo nghề và phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Để có cơ sở triển khai chương trình, Sở Nông nghiệp & PTNT đã hướng dẫn và tổ chức nhiều lớp tập huấn về công tác lập đề án, các nội dung về phát triển sản xuất, thành lập 05 tổ công tác trực tiếp hỗ trợ 20 xã chỉ đạo điểm giai đoạn 2011-2015 đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu và xây dựng đề án phát triển sản xuất của các xã, bên cạnh đó hướng dẫn xây dựng các mô hình và thực hiện nguồn vốn sự nghiệp phát triển sản xuất thuộc ngân sách nhà nước giao hàng năm.Tuy vậy, sau 2 năm triển khai thực hiện tại 20 xã chỉ đạo điểm, công tác phát triển sản xuất http://Máy làm tỏi đen Tiross hà nội Máy làm tỏi đen Tiross hà nội chưa mang lại nhiều kết quả. Thu nhập, đời sống người dân nông thôn chủ yếu từ các cây trồng chủ lực của tỉnh (Tiêu, Điều, Cao su) và phụ thuộc vào giá cả, thị trường. Trong quá trình triển khai công tác phát triển sản xuất, Ban quản lý đề án xã còn lúng túng và bế tắc nhất là trong việc tìm kiếm mô hình, xác định hướng đi để tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân nông thôn. Tập trung ở một số nguyên nhân như sau:1. Việc xây dựng đề án xây dựng nông thôn mới chưa được quan tâm nhiều đến nội dung phát triển sản xuất:Xây dựng đề án còn dựa vào tư vấn: Theo quy định của chương trình Đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã do Ban quản lý xây dựng nông thôn mới cấp xã lập, như vậy nội dung sẽ sát thực bởi vì không ai hiểu địa phương của mình bằng chính người dân sinh sống ở đó, các ngành, các cấp chỉ đóng vai trò hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng đề án, không ít địa phương còn dựa vào tư vấn, thậm chí ỷ lại và khoán trắng cho đơn vị tư vấn, dẫn đến nhiều nội dung trong đề án chưa cụ thể, nhất là các nội dung về phát triển sản xuất.Việc đánh giá thực trạng nông thôn, nhất là phát triển sản xuất sơ sài, xác định nội dung nhiệm vụ chưa rõ ràng: Hầu hết các đề án chưa phân tích rõ hiện trạng phát triển sản xuất trên địa bàn như: điều kiện kinh tế, điều kiện sản xuất của hộ gia đình; các mô hình sản xuất hiện có trên địa bàn, mô hình có hiệu quả có khả năng nhân rộng, chưa xác định rõ thực trạng các ngành nghề sản xuất; chưa làm rõ được các ngành nghề, sản phẩm chủ lực, loại hình tổ chức sản xuất đem lại thu nhập chính cho người dân trong những năm qua. Chính vì vậy chưa xây dựng được định hướng mới trong phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; các đề án chưa xác định được các nội dung cần triển khai như xây dựng, nhân rộng các mô hình, củng cố, hình thành các Tổ hợp xã, Hợp tác xã... Từ đó, chưa có giải pháp cụ thể về vốn, khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp.Nội dung, cơ cấu vốn chưa phù hợp: Trong quá trình xây dựng đề án, mặc dù Ban Quản lý đề án các xã đều làm đúng quy trình về tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, song về nhận thức cán bộ và người dân còn coi xây dựng nông thôn mới là chương trình thực hiện các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng (CSHT), các nội dung của đề án chủ yếu là xây dựng CSHT, các nội dung về PTSX chưa được chú trọng, trên 90% tổng mức đầu tư cho đề án của các xã tập trung đầu tư CSHT. Cũng chính vì vậy khi triển khai các nội dung về phát triển sản xuất các xã lúng túng và gặp không ít khó khăn.2. Triển khai công tác phát triển sản xuất, thực hiện nguồn vốn ngân sách năm 2012: Năm 2012, UBND tỉnh giao cho các xã chỉ đạo điểm giai đoạn 2011-2015 mỗi xã 468 triệu đồng để thực hiện công tác phát triển sản xuất tăng thu nhập. Nguồn vốn được giao tháng 6/2012 nhưng đến cuối 2012 các xã mới triển khai thực hiện, vì các nội dung này chưa được cụ thể trong đề án xây dựng nông thôn mới nên các xã lúng túng trong việc triển khai, chậm trong việc xác định nhu cầu, lựa chọn nội dung, một số xã chưa chưa thực hiện được trong năm 2012 và xin chuyển nguồn vốn sang thực hiện năm 2013. Đến nay, 20 xã đã thực hiện được 18 mô hình sản xuất (mỗi xã thực hiện từ 01 đến 02 mô hình, như cải tạo vườn tạp; nuôi bò, heo, dê, gà, thỏ), 22 mô hình chuyển giao KHKT. Theo báo cáo từ các huyện, thị thì chưa có huyện thị nào đánh giá và xác định được mô hình nào có hiệu quả có thể nhân rộng nhưng chúng ta có thể nhận thấy một số mô hình hiệu quả chưa cao và chưa bền vững như mô hình nuôi bò (có 6/20 xã thực hiện mô hình này), đối tượng là các hộ nghèo (một xã cấp 15 đến 20 con), như vậy có thể giải quyết được tiêu chí hộ nghèo nhưng không bền vững trong điều kiện lợi thế phát triển vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh là các cây công nghiệp dài ngày, diện tích đồng cỏ để chăn thả không còn nhiều, mô hình này rất khó có thể nhân rộng cũng như để nông hộ mở rộng quy mô sản xuất, hay như mô hình cải tạo vườn tạp, nội dung thực hiện là Ban QLĐA mua phân bón cấp cho một số hộ tham gia mô hình để cải tạo vườn điều, tiêu... Các mô hình này rất khó có thể trở thành điểm sáng để nhân rộng, áp dụng nhằm tăng thu nhập bình quân trong toàn xã. Trong những năm qua, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích một số xã đã thực hiện các mô hình trồng xen như trồng xen ca cao, rau nhíp trong vườn điều, trồng gừng dưới tán ca cao trong vườn điều, hay mô hình luân canh nuôi gà thả vườn kết hợp nuôi trùn quế... đã góp phần cải tiện thu nhập cho nông hộ trên cơ sở sử dụng tốt nguồn tài nguyên đất đai và lao động gia đình sẵn có, các xã có thể nghiên cứu thêm các mô hình có hiệu quả và lựa chọn mô hình phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. 3. Điểm xuất phát thấp, đời sống dân cư nông thôn còn khó khăn nên điều kiện mở rộng sản xuất, áp dụng tiến bộ KHKT còn hạn chế. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân chưa có quyết tâm vươn lên giảm nghèo, tăng thu nhập và làm giàu, từ đó chưa chủ động học tập tiến bộ KHKT, áp dụng các mô hình sản xuất có hiệu quả để tăng thu nhập. Đây cũng là khó khăn rất lớn cho Ban Quản lý đề án khi thực hiện các tiêu chí thu nhập, hộ nghèo. Năm 2013, Ban Chỉ đạo tỉnh đặt ra mục tiêu đối với 20 xã chỉ đạo điểm giai đoạn 2011-2015 phải hoàn thành phê duyệt đề án phát triển sản xuất và xây dựng mỗi xã có ít nhất từ 01 đến 03 mô hình sản xuất có hiệu quả. Phát triển sản xuất tăng thu nhập là nội dung phức tạp và rộng lớn, vì vậy để phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao cần phải có sự kết hợp chặt chẽ và nỗ lực lớn giữa Nhà nước với nhân dân, trong đó cần có sự quyết tâm và tâm huyết rất lớn từ chính quyền cấp xã, tuyên truyền, vận động nhân dân cùng tham gia hướng đến huy động mọi nguồn lực sẵn có, nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết nhằm đạt mục tiêu của chương trình, đồng thời tạo tiền đề phát triển cho những giai đoạn tiếp theo./.
Tác giả bài viết: Lê Thị Nhung - VP điều phối NTM

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay12,798
  • Tháng hiện tại215,521
  • Tổng lượt truy cập5,992,943
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây