Bình Phước: Đầu tư hơn 3 nghìn tỷ đồng để Bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020

Thứ ba - 25/06/2013 04:51 683 0
Tỉnh Bình Phước sẽ đầu tư 3.078,7 tỷ đồng cho Dự án bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn giai đoạn 2011-2020. Đó là, số kinh phí theo Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thẩm định, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 29/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 và UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2013.
Toàn tỉnh hiện nay có 178.094 ha rừng và đất lâm nghiệp (chiếm gần 30% diện tích tự nhiên toàn tỉnh). Từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ tập trung vào công tác quản lý bảo vệ rừng trên diện tích đất có rừng là 60.390 ha. Song song đó là, triển khai công tác phát triển rừng bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 598 ha, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng rừng sản xuất trên 9.200 ha; trồng cây đa mục đích (cao su) 15.000ha trên đất rừng chuyển đổi. Ngoài ra, các hoạt động khác như: khai thác tận dụng từ rừng tự nhiên trên 325.000 m3; khai thác rừng trồng 300.000m3, khai thác lâm sản phụ (Lồ ô, nứa…) trên 8 triệu cây; trồng 1 triệu cây phân tán; xây dựng: chòi canh 9 cái, 6 trạm chốt quản lý bảo vệ rừng, 70 km đường tuần tra bảo vệ rừng... Bên cạnh đó, còn đầu tư dự án Bảo tồn đa dạng sinh học với diện tích trên 25.000 ha rừng đặc dụng.Tổng nguồn vốn để thực hiện các hoạt động trên là 3.078,7 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp, từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng, từ tín dụng thương mại, đầu tư cho các hạng mục như: Bảo vệ rừng: 94,934 tỷ đồng; Phát triển rừng: 74,974 tỷ đồng; Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây đa mục đích: 2.556,609 tỷ đồng; Khai thác tận thu, tận dụng: 169,749 tỷ đồng; Hoạt động khác: 182,441 tỷ đồng.Tổng nguồn vốn được phân theo giai đoạn như sau: Giai đoạn 2011 – 2015: 2.484,093 tỷ đồng; Giai đoạn 2016 - 2020: 594,614 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách trung ương: 80,0 tỷ đồng; Vốn từ nguồn thu quỹ Bảo vệ và phát triển rừng: 193,121 tỷ đồng và còn lại là vốn do các Doanh nghiệp và các thành phần khác: 2.805,586 tỷ đồng.Trong giai đoạn 2011-2015, nhiệm vụ trọng tâm là quản lý bảo vệ rừng trên diện tích đất có rừng là 57.571 ha và công tác phát triển rừng bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 598 ha, trồng rừng phòng hộ, đặc dụng và trồng rừng sản xuất 3.800 ha; trồng 15.000 ha bằng cây đa mục đích.Để thực hiện đạt các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch nêu trên, tỉnh cũng đưa ra một số giải pháp cơ bản sau:- Tuyên truyền, phổ biến quy hoạch đến từng chủ rừng, chủ dự án; đến các cấp chính quyền và mọi người dân.- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý lâm nghiệp (kể cả kiểm lâm) từ tỉnh xuống các địa phương cơ sở;- Hoàn thiện tổ chức bảo vệ rừng theo hướng kết hợp bảo vệ rừng và khai thác kinh tế rừng hiệu quả và bảo vệ môi trường rừng;- Hoàn thiện quy định về thuê đất khi chủ dự án hoàn thành cam kết đóng góp quỹ xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và tổ chức thực hiện cho thuê đất đúng quy định.- Cụ thể hoá và thực hiện cơ chế chính sách giao, cho thuê rừng sản xuất và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên; chú trọng trong các hoạt động du lịch sinh thái;- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho chính quyền các cấp huyện và xã. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền các cấp, các cơ quan thừa hành pháp luật và lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng và thôn xã nếu để mất rừng, phá rừng ở địa phương;- Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp.- Ngân sách đầu tư cho việc bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, đặc dụng; - Tăng cường phát triển nguồn thu từ phí chi trả dịch vụ môi trường;- Xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã và vùng sâu, vùng xa; Nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp, cộng đồng và hộ gia đình làm nghề rừng thông qua đào tạo tại chỗ, ngắn hạn và khuyến lâm; từng bước nâng cao năng lực tự xây dựng, thực hiện và giám sát kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Chiến- PCCT Chi cục Lâm nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay12,798
  • Tháng hiện tại215,651
  • Tổng lượt truy cập5,993,073
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây