Ngày sách và văn hóa đọc

Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn năm 2019

Thứ sáu - 20/03/2020 04:09 508 0
Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng năm 2019, lĩnh vực kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể của ngành Nông nghiệp và PTNT đã đạt được những kết quả nhất định cụ thể như sau:
1. Về kinh tế hợp tác và trang trại Có 124 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đăng ký hoạt động với 3.681 thành viên và 01 liên hiệp HTX (với 4 thành viên HTX). Bên cạnh đó có 13 HTX tham gia xây dựng thí điểm mô hình hợp tác, liên kết tiêu thụ sản phẩm gồm 05 HTX trên cây ăn trái với diện tích hỗ trợ 64,5 ha (sầu riêng, xoài) và 08 HTX tham gia thí điểm trên cây Điều theo hướng hữu cơ với diện tích hỗ trợ 243 ha. Về kinh tế trang trại: toàn tỉnh có 1.107 trang trại, trong đó: trang trại trồng trọt: 710; trang trại chăn nuôi: 376; trang trại tổng hợp: 20; trang trại Lâm nghiệp: 01. Với tổng diện tích đất là 15.854 ha, trung bình 17,5 ha/trang trại. Về phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản: Sở Nông nghiệp đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh các Quyết định, Nghị Quyết nhằm khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Kết quả thực hiện thiêu chí số 13: Đã tập trung các nguồn lực nhằm tư vấn, hỗ trợ 12 xã phấn đấu về đích năm 2019 hoàn thành tiêu chí số 13 bền vững. Kết quả 82/90 xã hoàn thành tiêu chí số 13. 2. Về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo: Sở Nông nghiệp và PTNT được UBND tỉnh giao thực hiện nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Dự án 3. 02 mô hình được hỗ trợ giảm nghèo tại xã Bom Bo và xã Bình Minh huyện Bù Đăng. Mô hình hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo thông qua việc hỗ trợ chăn nuôi gà thả vườn. Số hộ tham gia mô hình là 25 hộ. Quy mô 200 con/hộ. Kết quả năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo 2,56% giảm 0.99% hộ nghèo so với năm 2018. 3. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn Tổng số lao động nông nghiệp nông thôn được hỗ trợ học nghề nghiệp theo chính sách của Đề án: số lớp: 37, số lao động: 1.295 người; ngân sách nhà nước hỗ trợ đào tạo 100%. Đào tạo nghề về kỹ thuật trồng và chăn sóc, khai thác mủ cao su; kỹ thuật trồng nấm; kỹ thuật trồng và bảo quản hồ tiêu; kỹ thuật trồng, ghép Điều; kỹ thuật trông thâm canh và bảo quản hồ tiêu; kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh dê; kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh gà… Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã giúp tay nghề của người dân được nâng lên rõ rệt và tự tin áp dụng vào sản xuất, số lao động có việc làm sau khi được đào tạo đạt từ 95-100%.

Tác giả bài viết: Trinh Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,576
  • Tháng hiện tại30,919
  • Tổng lượt truy cập4,594,062
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây