Ngày sách và văn hóa đọc

Phê duyệt đề án “phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030”

Thứ năm - 23/07/2020 23:41 1.071 0
Thời gian qua, do thời tiết diễn biến bất thường nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cùng với tác động tiêu cực của con người, tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển và bồi lấp cửa sông đã và đang diễn biến rất phức tạp trên phạm vi cả nước, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân, các công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng ven sông, ven biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Để có các giải pháp căn cơ, lâu dài ứng phó với tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển, ngày 06/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 957/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030, theo đó, Đề án đã đặt ra mục tiêu là chủ động phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông, ven biển, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng đến năm 2030, gồm: (1) Điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ sông, bờ biển; (2) Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, lòng sông, bờ biển; (3) Quản lý việc xây dựng công trình, nhà cửa tại khu vực ven sông, ven biển; (4) Xử lý sạt lở các khu vực trọng điểm xung yếu, chỉnh trị ổn định dòng chảy tại một số phân lưu, hợp lưu, trên các đoạn sông chính, khu vực cửa sông, ven biển. Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Đề án đã đề ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp, bao gồm: (1) truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng chống sạt lở; (2) tăng cường quản lý các hoạt động ven sông, ven biển; (3) hiện đại hóa công tác quan trắc, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển; (4) nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ; (5) xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng chống sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu. Nguồn vốn thực hiện Đề án bao gồm ngân sách nhà nước, quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn vốn hợp pháp khác, trong đó cũng đã xác định cụ thể những hoạt động trong việc sử dụng các nguồn vốn, đặc biệt là ngân sách trung ương, ngân sách địa phương. /uploads/news/2020_07/bo-song.png Hình ảnh minh họa sạt lở bờ sông Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ quản lý thực hiện các nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án. Trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp với các Bộ/ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nhiệm vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao trong Đề án. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động chỉ đạo xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực từ vốn ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, đồng thời huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (bao gồm cả quỹ phòng, chống thiên tai, nguồn vốn xã hội hóa) để triển khai thực hiện công tác phòng, chống sạt lở trên địa bàn theo các nội dung của Đề án, tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau: - Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể của địa phương nhằm khuyến khích, hỗ trợ công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và thu hút nguồn lực ngoài ngân sách cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn. - Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và tổ chức quan trắc, giám sát, nghiên cứu và cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ biển, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở trên địa bàn theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Kiểm soát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, khu vực ven biển, ngăn chặn khai thác cát sỏi trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở; quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông, ven biển không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven biển làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở. Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, gắn với ổn định sinh kế cho người dân. - Di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân. - Tổ chức nghiên cứu phương án chính trị, phòng, chống sạt lở đối với các tuyến sông, vùng bờ biển trên địa bàn làm cơ sở cập nhật vào quy hoạch tỉnh. - Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, trong đó: tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; xây dựng công trình chính trị sông nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, hình thái sông, bờ sông, bờ biển tại các khu vực trọng điểm, vùng cửa sông, ven biển có diễn biến bồi, xói phức tạp; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở. - Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven biển./.

Tác giả bài viết: Vũ Lan Phương

Nguồn tin: Theo Báo điện tử Bình Phước::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay22,631
  • Tháng hiện tại63,160
  • Tổng lượt truy cập4,626,303
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây