Chính sách hỗ trợ bảo Bảo hiểm nông nghiệp

Chủ nhật - 26/02/2023 22:49 256 0
Bảo hiểm nông nghiệp có nhiều lợi ích cho nông dân khi giúp giảm cú sốc sinh kế khi các rủi ro lớn xảy ra, có thể dẫn đến thiệt hại lớn và đẩy nông dân đến tình trạng túng thiếu cùng cực. Bảo hiểm nông nghiệp được thực hiện với các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, loại cây trồng, vật nuôi, nuôi trồng thủy sản được hỗ trợ.
Các nội dung cụ thể về hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được quy định Quyết định số 13/2022/QĐ-TTg ngày 09/5/2022, sau đây xin giới thiệu một số nội dung chính.
Mức hỗ trợ và cây trồng, vật nuôi được hưởng phí bảo hiểm nông nghiệp
Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định được hưởng mức hỗ trợ tối đa là 90% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo mức hỗ trợ tối đa là 20% phí bảo hiểm nông nghiệp.
Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ tối đa theo quy định 20% phí bảo hiểm nông nghiệp khi đáp ứng đầy đủ quy định sau:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã.
+ Có hợp đồng liên kết gắn với sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp, đảm bảo theo quy định.
+ Có sản phẩm nông nghiệp là các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp được chứng nhận đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền hoặc được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định pháp luật về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Bảo hiểm nông nghiệp được hỗ trợ đối với cây lúa, cao su, hồ tiêu, điều, cà phê; trâu, bò, lợn; tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra như khi gặp thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất...); dịch bệnh đối với cây lúa (bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen, đạo ôn...); dịch bệnh đối với trâu, bò, lợn (bệnh lở mồm long móng, tai xanh, nhiệt thán, xoắn khuẩn). 
Bên cạnh đó Quyết định nêu rõ: Không hỗ trợ cho các rủi ro dịch bệnh đối với cây cao su, hồ tiêu, điều, cà phê, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra.
Hình ảnh cây điều, cây trồng được hưởng hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
Đối với cây điều, tại 6 tỉnh: Bình Phước, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, Đồng Nai.
Đối với cây cao su, tại 8 tỉnh: Bình Phước, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Bình Thuận, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai.
Đối với cây hồ tiêu, tại 6 tỉnh: Bình Phước, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
Đối với cây cà phê, tại 7 tỉnh: Bình Phước, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng,
Quyết định quy định cụ thể địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp, trong đó, đối với cây lúa, tại 7 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
Đối với trâu, bò, tại 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương.
Đối với lợn, tại 9 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Bắc Giang, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai.
Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, tại 5 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ ngày 24/6/2022 đến hết ngày 31/12/2025.
Tác giả bài viết: Phạm Bích Hiên
Nguồn tin: Bộ phận Phát triển nông thôn-Văn phòng Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây