Công tác khuyến nông gắn với xây dựng Nông thôn mới

Thứ ba - 15/07/2014 23:23 1.885 0
Bình Phước là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội. Diện tích đất nông nghiệp lớn chiếm 60% diện tích đất tự nhiên, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế chủ lực của tỉnh tổng giá trị sản phẩm của nghành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao gần 50% GDP của tỉnh. Đất đai phù hợp với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: Cao su, điều, tiêu, cà phê và một số loại cây trồng ngắn ngày khác. Có thể khẳng định trong thời gian qua công tác Khuyến nông đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình trong việc góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người nông dân để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo, xây dựng mô hình trình diễn, đưa những tiến bộ khoa học công nghệ về với bà con nông dân, góp phần tăng năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi và gia tăng giá trị sản xuất cho nông dân trong tỉnh.
Gắn với mục tiêu trên ngay từ khi chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới triển khai, được sự chỉ đạo sát sao của Sở Nông nghiệp&PTNT, đội ngũ cán bộ Khuyến nông tỉnh đã xác định được trách nhiệm trong việc gắn kết chức năng nhiệm vụ của mình với phong trào xây dựng nông thôn mới. Sau 3 năm (Từ 2011- 2013) thực hiện chương trình, hệ thống Khuyến nông tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Dự án hỗ trợ phát triển đàn trâu trong vùng đồng bào dân tộc thực hiện từ năm 2007 – 2013 tại xã Thiện Hưng, Bù Đốp và xã Phước Minh, Bù Gia Mập. Đây là dự án được bà con đồng bào dân tộc và chính quyền địa phương đánh giá cao về hiệu quả, các hộ đã có trâu con làm vốn, tăng thu nhập, góp phần đáng kể trong việc xóa đói giảm nghèo ở địa phương; Hiện nay dự án này đang nhân rộng tại các xã NTM trên địa bàn huyện Hớn Quản, Bình Long ( xã An Khương và xã Thanh Lương) Hợp tác với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) giai đoạn 2013-2014: Triển khai dự án “Phát triển chuổi cung ứng tiêu bền vững” thực hiện tại 02 huyện Lộc Ninh và Bù Đốp. Đến nay đã có 9 CLB trồng tiêu bền vững (202 nông hộ) được chứng nhận theo tiêu chuẩn R.A (Rainforest Alliance). Và được công ty TNHH chế biến gia vị Nedspice Việt Nam bao tiêu sản phẩm cho vùng dự án. Theo kế hoạch năm 2014 sẽ nhân rộng ra các xã nông thôn mới trên địa bàn các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Hớn Quản, Bù Gia Mập. Đây là mô hình liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, từ mô hình hiệu quả này có thể nhân rộng sang các cây trông, vật nuôi chủ lực khác của tỉnh. Việc tổ chức xây dựng các mô hình trình diễn cũng được đẩy mạnh và đạt kết quả rõ rệt. Điển hình là thực hiện các mô hình trồng và thâm canh cây điều ghép, mô hình trồng thâm canh cây hồ tiêu sử dụng biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM), Mô hình trồng Rau ATSH, trồng cây ăn quả theo hướng VietGap…Về chăn nuôi: Mô hình vỗ béo bò thịt, Mô hình Bò đực giống, mô hình nuôi gà theo hướng ATSH ... các chương trình này đã góp phần vừa tăng đầu gia súc, gia cầm vừa tăng năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm chăn nuôi. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm qua được chú trọng nhằm tạo điều kiện cho người dân có thêm năng lực trong việc chuyên môn hóa sản xuất. Đến nay hệ thống Khuyến nông đã xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, có nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy nghề cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Qua 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, hệ thống Khuyến nông đã mở được 32 lớp với khoảng 1000 học viên được đào tạo cơ bản về kiến thức kỹ thuật. /uploads/knkn/2014_07/new-picture-5.png Lễ khai giảng lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại TX. Bình Long Về công tác thông tin tuyên truyền: Tổ chức các lớp tập huấn, các hoạt động Tư vấn khuyến nông, các diễn đàn, hội thảo, bản tin Khuyến nông, … Đây là những hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm giúp nông dân tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới áp dụng vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Các chương trình, dự án và các hoạt động khuyến nông được xây dựng phù hợp với nhu cầu thực tế sản xuất, do vậy khi triển khai đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia của bà con nông dân. Đây chính là tiền đề đảm bảo cho sự thắng lợi của công tác khuyến nông. Để phát huy hơn nữa vai trò của Khuyến nông trong phong trào xây dựng nông thôn mới, trong thời gian tới Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh sẽ tập trung giải quyết, chỉ đạo thực hiện những vấn đề trọng tâm sau: - Đầu tư xây dựng các mô hình có trọng tâm, các chương trình trọng điểm, gắn với lợi thế và định hướng phát triển kinh tế của vùng, của địa phương; gắn với các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đặc biệt là xây dựng các mô hình đa dạng, tổng hợp kết hợp trồng trọt với chăn nuôi để tận dụng lợi thế sẵn có tại địa phương. Tập trung phát triển chăn nuôi, trồng trọt theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và phát triển bền vững. - Nhân rộng những mô hình sản xuất có hiệu quả để tạo sự đột phá trong sản xuất hàng hoá và làm đòn bẩy để phát triển nông thôn mới. - Lồng ghép các chương trình, dự án tập trung thực hiện hỗ trợ các xã nông thôn mới. - Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất, sử dụng đất, khuyến khích phát triển trang trại chăn nuôi theo quy mô vừa và lớn, khuyến khích người dân tham gia học nghề nông thôn để chuyển dịch cơ cấu lao động. Ngoài ra, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học và từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, giảm hao hụt sau thu hoạch... cũng cần được quan tâm. - Huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia hoạt động khuyến nông. Hỗ trợ nông dân tiếp cận với các nguồn vốn và vay vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp. Với tinh thần chủ động, tích cực đồng hành cùng phong trào xây dựng nông thôn mới, hệ thống Khuyến nông Bình Phước đã và đang phối hợp với các cấp, các ngành, các địa phương và bà con nông dân tập trung mọi nguồn lực, trí tuệ và quyết tâm đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, sản lượng, giá trị thu nhập cho bà con nông dân làm nền tảng vững chắc cho việc hiện thực các tiêu chí xây dựng nông thôn mới như kế hoạch của tỉnh đã đề ra./.
Tác giả bài viết: Ths. Lê Thị Ánh Tuyết-Giám đốc TTKNKN
Nguồn tin: Theo Tạp chí điện tử hội nhập văn hóa và phát triển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Cổng dịch vu công QG
1022
Cổng thông tin điện tử Bình Phước
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay11,130
  • Tháng hiện tại304,575
  • Tổng lượt truy cập6,081,997
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây