Hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiếu nước cho đàn vật nuôi
BBT
2018-12-11T22:12:20-05:00
2018-12-11T22:12:20-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-dia-phuong/Huong-dan-cac-bien-phap-phong-chong-thieu-nuoc-cho-dan-vat-nuoi-1662.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2018_04/new-picture-1_5.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Để chủ động, kịp thời phòng chống thiếu nước, giảm thiểu thiệt hại cho vật nuôi, bà con cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau đây:
1. Chuẩn bị thức ăn, nước uống- Tận dụng mọi nguồn nước có thể dùng làm nước uống cho đàn gia súc, gia cầm (vẫn đảm bảo vệ sinh nước uống như lọc nước, khử trùng...) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng: Trồng một số giống cỏ chịu hạn như VA06, giống cỏ lai MULATO II, cỏ GHINE MONBASA, cỏ RUZI, SWEET JUMPO, BURMUDA, H và đặc biệt là cỏ GUATEMALA làm thức ăn cho gia súc ăn cỏ. Đối với những nơi có điều kiện, cần lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước cho cây trồng.- Chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ và chế biến các loại phụ phẩm sau khi thu hoạch (đặc biệt là rơm khô) làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trước và trong mùa khô hạn.- Những ngày khô hạn, thực hiện chế độ chuyển bữa ăn, thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thường chuyển sang cho ăn vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tăng cường khẩu phần ăn xanh như rau cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin... tăng cường khẩu phần đạm, giảm tinh bột, mỡ, đường trong khẩu phần đối với từng loại gia súc, gia cầm.- Đảm bảo thường xuyên có đủ nước cho gia súc, gia cầm uống, không làm ẩm ướt nền chuồng và khống chế lượng nước uống cho đàn gia súc, gia cầm vừa đủ để tránh lãng phí. Lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống nếu có điều kiện. /uploads/news/2018_04/new-picture-1_4.png Tận dụng mọi nguồn nước làm nước uống cho gia súc (chú ý đảm bảo vệ sinh nước uống)2. Quản lý nuôi dưỡng- Đối với trâu, bò, dê, cừu chăn thả: Những ngày trời nắng nóng, buổi sáng đi chăn thả sớm và về sớm; buổi chiều chăn thả muộn, về muộn, đặc biệt chú ý chăm sóc gia súc non. Nếu có điều kiện nên di chuyển đàn gia súc đến nơi có nguồn nước và bổ sung thức ăn tại chuồng. - Đối với gia cầm: Nuôi nhốt với mật độ vừa phải như: Gà con 1-4 tuần tuổi là 10-40 con/m2, gà 0,5-1 kg là 6-9 con/m2, gà1-2kg/con là 4-5 con/m2, gà 2-3 kg là 3-4 con/m2. Tùy nhiệt độ môi trường, đặc tính của gà và mục đích chăn nuôi để điều chỉnh mật độ cho phù hợp. Nếu nóng quá có thể thả ra vườn, gốc cây quanh chuồng. Đối với gà đẻ nên tránh nuôi quá béo bằng cách giảm bớt hàm lượng năng lượng trong khẩu phần, cho ăn thêm rau xanh. - Đối với lợn: Mật độ nuôi nhốt đối với nái 3-4 m2/con, lợn thịt là 2 m2/con. Cho uống đủ nước và tiết kiệm, ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn nếu có điều kiện có thể tiết kiệm 80% nước tắm lợn và nước rửa chuồng trại kết hợp với các biện pháp chống nóng. Thu gom định kỳ chất thải rắn từ chăn nuôi để ủ compost sử dụng nuôi giun quế (Perionyx excavatus), giun đỏ (Lumbricus rưbellus) để có nguồn đạm bổ sung cho vật nuôi và tiết kiệm nước để làm sạch nền chuồng. 3. Về chuồng trại - Nên làm chuồng gia súc theo hướng Đông Nam, xa nhà ở nhưng vẫn đảm bảo theo dõi được tình trạng của gia súc, gia cầm. Nếu có điều kiện nên làm nóc hở và có hai mái phụ che phần hở để tăng cường độ thoáng của chuồng. - Đối với chuồng kín cần cải tạo cho thông thoáng hoặc đặt quạt hút gió để tăng cường đối lưu không khí, giảm nhiệt độ và khí độc trong chuồng. - Đối với trang trại chăn nuôi lớn ở vùng khô hạn, có thể áp dụng hệ thống tái sử dụng nước tuần hoàn trong trại để tiết kiệm nước. 4. Vệ sinh phòng bệnh - Tăng cường vệ sinh tẩy uế chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. - Tiêm đầy đủ các loại vacxin cho gia súc, gia cầm để tăng cường khả năng miễn dịch. - Định kỳ tẩy giun, sán cho vật nuôi. - Định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt ve, mòng, ruồi, muỗi, bọ mạt... là những tác nhân truyền và gây bệnh. - Phát hiện sớm các loại gia súc, gia cầm bị ốm, bị bệnh để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời tránh để bệnh lây lan rộng, cần quan tâm nhất là các bệnh đường ruột và tiêu hoá bằng cách chủ động cho gia súc ăn, uống thuốc ở liều phòng bệnh. - Sau những đợt khô hạn kéo dài, đàn gia súc thường mệt mỏi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, giảm lượng sữa, trứng... Vì vậy cần có kế hoạch bổ sung khoáng, vitamin và dinh dưỡng theo tiêu chuẩn.
Tác giả bài viết: BBT
Nguồn tin: Hạt Kiểm lâm huyện Đồng Phú