Kỷ niệm 07.5

QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ BỆNH KHẢM LÁ KHOAI MỲ

Thứ hai - 20/08/2018 04:48 1.929 0
Bệnh khảm lá khoai mỳ đang xuất hiện nhiều trên địa bàn các huyện như Phú Riềng, Lộc Ninh…bà con nên chủ động phòng trừ bệnh theo quy trình sau:
Bệnh khảm lá khoai mỳ đang xuất hiện nhiều trên địa bàn các huyện như Phú Riềng, Lộc Ninh…bà con nên chủ động phòng trừ bệnh theo quy trình sau: 1. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh khảm lá khoai mỳ do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus gây ra. 2. Môi giới truyền bệnh là Bọ phấn trắng. Bọ phấn trắng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt… Cả ấu trùng và thành trùng đều chích hút nhựa cây làm chết mô lá và tiết nước bọt làm lan truyền mầm bệnh đặc biệt là virus gây bệnh khảm lá khoai mỳ. 3. Triệu chứng và tác hại của bệnh khảm lá khoai mỳ Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá khoai mỳ là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá khoai mỳ xoăn, cong queo, nhăn nhúm. /uploads/news/2018_08/new-picture-1_3.png /uploads/news/2018_08/new-picture-2_1.png Hom giống lấy từ cây khoai mỳ bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch; khi cây khoai mỳ còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây khoai mỳ đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm. Triệu chứng bệnh xuất hiện ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây khoai mỳ, từ 2 tháng tuổi trở đi cho thấy virus lây nhiễm từ khi cây khoai mỳ còn non. 4. Cơ chế lan truyền bệnh Virus Sri Lanka Cassava Mosaic Virus lan truyền qua 2 con đường: - Qua hom giống: Virus tồn tại trong thân, lá, củ khoai mỳ nên khi lấy thân khoai mỳ làm giống cho vụ sau thì virus sẽ tiếp tục nhân lên trong hom giống và làm xoăn lá ngay khi cây vừa mọc mầm. Củ khoai mỳ còn sót lại trên ruộng mà nhiễm virus thì khi mọc mầm cũng bị xoăn lá và là nguồn bệnh nguy hiểm trên đồng ruộng. - Qua môi giới truyền bệnh: Bọ phấn trắng chích hút trên cây khoai mỳ bị bệnh sẽ hút cả virus vào cơ thể, khi chính hút trên cây khỏe sẽ truyền virus sang làm cây bị bệnh. Thông qua 2 cơ chế lan truyền trên, nếu không phòng trừ, tiêu hủy bệnh khảm lá khoai mỳ lây lan rất nhanh, nguy cơ gây hại nghiêm trọng các vùng trồng khoai mỳ. 5. Biện pháp phòng bệnh a) Biện pháp canh tác - Chọn giống gieo trồng: Chọn giống kháng bệnh, không trồng các giống nhiễm bệnh nặng. Giống HLS11 nhiễm bệnh nặng (giống chưa được công nhận, mật độ bọ phấn trắng trên ruộng giống HLS 11 cao hơn nhiều so các giống khác), các giống KM 419, KM 140 nhiễm bệnh rải rác. - Biện pháp luân canh: không trồng khoai mỳ hoặc cây ký chủ của bọ phấn (cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt, …) ở những vùng đã bị bệnh khảm lá ít nhất một vụ. b) Phòng trừ môi giới truyền bệnh. - Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng. - Những vùng có nguy cơ bùng phát bệnh cần phun trừ bọ phấn bằng thuốc BVTV như Ikuzu, Longanchess .. Phun khi bọ phấn giai đoạn ấu trùng hiệu quả cao hơn. c) Tiêu hủy nguồn bệnh Xác định mức độ bệnh và giai đoạn sinh trưởng để áp dụng biện pháp tiêu hủy phù hợp. Nếu có bọ phấn phải phun thuốc trừ bọ phấn trên ruộng khoai mỳ nhiễm bệnh và những ruộng xung quanh để ngăn chặn bọ phấn di chuyển sang nơi khác truyền bệnh. Phun trước khi tiêu hủy cây khoai mỳ từ 2-3 ngày để đảm bảo an toàn. Sau đó tiến hành tiêu hủy, việc tiêu hủy thực hiện như sau: - Tiêu hủy một phần: áp dụng với các ruộng khoai mỳ tỷ lệ bệnh < 70% số cây bị nhiễm bệnh, tiến hành nhổ cây bị bệnh (bao gồm cả củ), thu gom và đốt. - Tiêu hủy toàn bộ ruộng: áp dụng với các ruộng khoai mỳ tỷ lệ bệnh > 70% số cây bị nhiễm bệnh thì nhổ toàn bộ ruộng, thu gom và đốt. Các ruộng khoai mỳ có khả năng thu hoạch thì nhổ toàn bộ cây khoai mỳ, tận thu củ còn thân lá phải đem tiêu hủy. Không vận chuyển thân, lá khoai mỳ ra khỏi nơi nhiễm bệnh; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển thân, lá khoai mỳ trên địa bàn tỉnh cũng như vận chuyển từ tỉnh khác đến. Nghiêm cấm vận chuyển thân, lá khoai mỳ từ nơi đang có dịch ra vùng khác. Kiểm tra sau tiêu hủy Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh bố trí cán bộ có chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện biện pháp tiêu hủy cũng như theo dõi, giám sát toàn bộ các diện tích trồng khoai mỳ của tỉnh; sau 15-30 ngày kiểm tra các diện tích đã xử lý, nếu phát hiện còn bệnh hoặc củ khoai mỳ còn sót mọc mầm thì tiếp tục tiến hành nhổ tiêu hủy triệt để như hướng dẫn trên.

Tác giả bài viết: Vũ Hường

Nguồn tin: Bộ phận Hành chính-Văn phòng Sở::

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập44
  • Hôm nay11,455
  • Tháng hiện tại32,195
  • Tổng lượt truy cập4,716,277
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây