Kỷ niệm 07.5

Sản xuất cây sầu riêng

Chủ nhật - 26/08/2018 21:56 772 0
Trong những năm gần đây trái sầu riêng có giá cao, cho nên diện tích sầu riêng tại nhiều huyện, thị trong tỉnh có xu hướng tăng nhanh. Để phát triển sản xuất sầu riêng hiệu quả cao, bền vững Sở Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản khuyến cáo với một số nội dung như sau:
1. Về quy mô sản xuất: Chỉ đạo, khuyến cáo nông dân chỉ phát triển sầu riêng trong vùng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, theo định hướng phát triển hàng hóa tập trung, được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hạn chế tối đa tình trạng phát triển giống cây sầu riêng tại các vùng không phù hợp, không có điều kiện đầu tư thâm canh, dễ dẫn đến nguy cơ phát sinh và lây lan dịch hại. 2. Giống và quản lý chất lượng giống: Khuyến cáo nông dân lựa chọn, sử dụng cây giống có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, sạch bệnh, giống có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất và kinh doanh; - Tăng, cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh cây giống sầu riêng trên địa bàn; công khai thông tin các cơ sở sản xuất, kinh doanh đảm bảo, không đảm bảo chất lượng cây giống theo quy định hiện hành để nông dân biết và lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng giống. 3. Kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch: - Phổ biến, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất sầu riêng theo hướng giảm chi phí, giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả như: Trồng cây với mật độ hợp lý, tưới nước tiết kiệm, bón phân cân đối, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, các chế phẩm sinh học và phòng trừ tổng họp sâu bệnh hại; - Thực hiện kỹ thuật rải vụ thu hoạch, trồng xen phù hợp; - Phổ biến áp dụng quy trình thực hành sản xuất an toàn; - Chú trọng công tác sau thu hoạch, đặc biệt trong khâu xử lý làm chín quả, đảm bảo ATTP; - Tăng cường công tác quản lý truy xuất, nhận diện nguồn gốc sản phẩm quả sầu riêng trên thị trường (tem nhãn, bao bì,...). - Liên kết sản xuất, tiêu thụ: - Tuyên truyền vận động nông dân tự nguyện tham gia các hình thức hợp tác liên kết sản xuất, liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh các liên kết trong sản xuất rải vụ thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm. - Phát triển thị trường: - Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, tiến tới đăng ký chỉ dẫn địa lý; tăng cường xúc tiến thương mại; chủ động và chú trọng công tác phát triển thị trường nội địa, đặc biệt là các vùng đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ du lịch.

Tác giả bài viết: Võ Thị Lan Hương

Nguồn tin: Thanh tra Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay6,842
  • Tháng hiện tại23,051
  • Tổng lượt truy cập4,707,133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây