Đoàn Công tác của Bộ Trưởng NN và PTNT làm việc với tỉnh

Thứ tư - 17/03/2021 23:27 524 0
Ngày 17/3, trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường nhận định: Bình Phước đã đạt được những thành tích lớn trong tái cơ cấu, phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, tỉnh cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, phát huy những tiềm năng.
Tham dự buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi, PCT UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh, Ban Giám đốc Sở và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành.Giám đốc Sở Nguyễn Thanh Bình đã báo cáo những tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2020 theo đó: Mặc dù tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, nhưng trong năm 2020, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của tỉnh đã đạt hơn 28 ngàn tỷ đồng, tăng 12,7% so cùng kỳ năm 2019, đạt 195,4% kế hoạch năm 2020. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 457 ngàn ha. Tổng đàn gia súc hơn 1 triệu con, đàn gia cầm hơn 7.500 ngàn con. Bình Phước đã hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao với diện tích 2.264ha. Với 73 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, năm 2020 đã chống hạn kịp thời cho 4.218 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt và hơn 638ha cây trồng bị ảnh hưởng. Về chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), năm 2020 tỉnh có thêm 12 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã NTM của Bình Phước lên 60 xã.Bình Phước đã kiến nghị với Bộ NN&PTNT xem xét hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để chuyển đổi trên 25 ngàn ha vườn điều già trên 20 năm tuổi; tham mưu Chính phủ ban hành chính sách đặc thù cho phát triển cây điều, ưu tiên tập trung hỗ trợ nông dân trồng điều là các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, hỗ trợ Bình Phước trong việc lập quy hoạch xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh trên heo và gà; xem xét bố trí vốn năm 2021 để nâng cấp các công trình thủy lợi hư hỏng, xuống cấp; quan tâm hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng các cụm công trình cấp nước sinh hoạt ở các khu vực khan hiếm nguồn nước…Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã yêu cầu các cục, vụ trực thuộc bộ hướng dẫn các bước để hỗ trợ Bình Phước theo từng danh mục mà tỉnh kiến nghị, đề xuất. “Chủ trương của Bình Phước trong việc cải tạo diện tích cây công nghiệp, trong đó cây chủ lực là điều đang đi đúng hướng. Do đó, tỉnh cần quyết liệt thực hiện. Bộ sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Bình Phước” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho biết, Bình Phước có lợi thế là thủ phủ một số cây công nghiệp chủ lực, chiếm diện tích khá lớn; thu hút nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tầm cỡ quốc gia… Song, để nền nông nghiệp phát triển tương xứng với tiềm năng này, Bình Phước cần rà soát, đưa ra bức tranh tổng thể của việc phát triển nông nghiệp, từ đó đề ra giải pháp trọng tâm thực hiện. Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, Bình Phước cần thực hiện ngay đề án đưa cây điều trở thành thủ phủ của cây làm giàu, gắn từng địa phương với từng diện tích cụ thể. Trong đó chú ý đến giống, quy trình chăm sóc, xây dựng nhà máy phân hữu cơ, chính sách thực hiện, doanh nghiệp sản xuất tham gia. Ngoài ra, với đất đai rộng lớn, tỉnh cũng cần nghiên cứu phát triển đề án chăn nuôi bò. Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị của bộ tăng cường hỗ trợ tỉnh thực hiện các đề án để ngành nông nghiệp Bình Phước có thêm nguồn lực phát triển. /uploads/news/2021_03/tc_2.jpg Giám đốc Sở Nguyễn Thanh Bình báo cáo tại buổi làm việcPhát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cho rằng, xác định nông nghiệp là thế mạnh trong cơ cấu kinh tế, tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết thực hiện để nông nghiệp Bình Phước phát triển bền vững. Do đó, những định hướng phát triển, các đề án thực hiện trong thời gian tới của tỉnh rất cần sự quan tâm của bộ về công tác tư vấn, hỗ trợ. Bí thư Tỉnh ủy giao Sở NN&PTNT cần thực hiện ngay những vấn đề bộ trưởng nêu, để đưa nền nông nghiệp Bình Phước trở thành điểm sáng, từng bước nâng cao thu nhập cho nông dân.
Tác giả bài viết: Nguyễn Quang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây