Hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh.
Nguyễn Minh Hải-PCCT Chi cục Chăn nuôi và thú y
2021-07-06T22:20:15-04:00
2021-07-06T22:20:15-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-doan-the/Hoi-nghi-truc-tuyen-trien-khai-cap-bach-cac-bien-phap-phong-chong-dich-benh-dong-vat-tren-dia-ban-tinh-2219.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/news/2021_07/tc_1.jpg
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Nhằm triển khai thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh trong thời gian sắp tới, ngày 06/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh đã chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Tham dự Hội nghị tại đầu cầu tỉnh có các thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp tỉnh và đại diện của UBMTTQVN tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Đài PT-TH & Báo Bình Phước. Tại các điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố có thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp huyện, lãnh đạo UBND cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và PTNT/Phòng Kinh tế, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, Lãnh đạo UBND cấp xã và đại diện các cơ quan, đơn vị liên quan khác đã tham dự hội nghị. /uploads/news/2021_07/tc.jpg Toàn cảnh các điểm cầu dự Hội nghị Tại Hội nghị PGĐ Sở Trần Văn Phương đã báo cáo tình hình dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và phương hướng nhiệm vụ sắp tới. Theo đó, trên địa bàn tỉnh Bình Phước, từ đầu năm 2021 đến nay, các loại dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, heo tai xanh.. không xảy ra, tuy nhiên cũng đã xảy ra bệnh dại động vật, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, đặc biệt là bệnh viêm da nổi cục trâu bò là bệnh mới và là lần đầu tiên đã xuất hiện tại xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp. Dịch bệnh xảy ra chủ yếu tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, xảy ra một số ổ dịch DTLCP nguyên nhân chính là do hộ nuôi chưa thức hiện tốt biện pháp an toàn sinh học, còn sử dụng thức ăn thu gom, heo không rõ nguồn gốc, ổ dịch cũ tái phát...;. dự báo, những tháng cuối năm 2021, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp do thời tiết giao mùa thuận lợi cho dịch bệnh phát triển; hoạt động sản xuất chăn nuôi, tái đàn; vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm thịt lợn và thịt gia súc, gia cầm cao. Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản, kế hoạch chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh, các cấp, các ngành cũng đã tích cực triển khai thực hiện. Để thực hiện hiệu quả hơn trong kiểm soát dịch bệnh, trong thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh. /uploads/news/2021_07/a.phuong.jpg PGĐ Sở Trần Văn Phương báo cáo tại Hội nghị Hội nghị cũng nghe các báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật của các huyện, thị xã, thành phố và đã tập trung rà soát, thảo luận, đánh giá và triển khai cấp bách các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đồng bộ, hiệu quả trong thời gian sắp tới, nhất là các địa phương đang có dịch bệnh xảy ra và các địa phương có nguy cơ cao. Phát biểu kết luận Hội nghị Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo cấp tỉnh Huỳnh Anh Minh yêu cầu: Để thực hiện nhiệm vụ kép vừa thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội, thì công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm là nhiệm vụ thường xuyên của BCĐ phòng chống dịch bệnh động vật các cấp. Trước tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan và các huyện thị xã, thành phố các tiếp tục nâng cao trách nhiệm, chủ động, tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định của pháp luật về thú y, các chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT và các chương trình, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, ban hành, chỉ đạo thực hiện, khi có dịch bệnh xảy ra Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp các địa phương tập trung các nguồn lực và áp dụng đồng bộ các giải pháp để kiểm soát, xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để lây lan, dây dưa kéo dài. Khẩn trương tổ chức tiêm phòng; vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chống dịch theo quy định. Nhanh chóng hỗ trợ các hộ chăn nuôi có gia súc, gia cầm bắt buộc phải tiêu hủy và người tham gia phòng chống dịch theo quy định; khắc phục tình trạng chậm kinh phí, vật tư, vắc xin, phải có kế hoạch, kinh phí dự phòng; tăng cường thông tin tuyên truyền, tập huấn; tham mưu triển khai kế hoạch thực hiện đề án tăng cường năng lực ngành thú y. Củng cố lực lượng Nhân viên Thú y cấp xã và thú y cơ sở, đảm bảo nhân lực thực hiện phòng, chống dịch bệnh và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, … trên địa bàn tỉnh.
Tác giả bài viết: Nguyễn Minh Hải-PCCT Chi cục Chăn nuôi và thú y