Một số giải pháp phòng chống bệnh dại giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thứ hai - 06/11/2023 03:45 460 0
Bệnh Dại (Rabies) là bệnh lây truyền giữa động vật và người. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật máu nóng gây ra do vi rút Lyssa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridae.
Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí vết cắn. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10 ngày phát bệnh, vi rút có thể gây nhiễm cho người và động vật khác. Vi rút dại có nhiều trong nước bọt của chó, mèo và động vật mắc bệnh, k c khi con vật chưa có dấu hiệu lâm sàng.
Theo số liệu của ngành Y tế, tại Việt Nam từ năm 2010 đến nay, bệnh Dại đã làm 1.078 người tử vong. Tại Bình Phước, trong năm 2023 đã xảy ra 05 ca bệnh Dại trên chó và 05 ca người chết do bệnh Dại. Các ca tử vong do bệnh Dại đều do các nguyên nhân như chủ quan chó nhà cắn, tại thời điểm cắn thấy cho bình thường nên không đi tiêm phòng; một số người dùng thuốc nam để điều trị khi bị chó cắn; một số không có tiền đi tiêm phòng hoặc một số trẻ em bị chó cắn không nói với gia đình.
Đối với tỉnh Bình Phước đã cụ thể hoá các giải pháp phòng chống bệnh dại tại Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 24/5/2022 của UBND tỉnh đã ra mục tiêu, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, liên quan và các huyên, thị xã, thành phố như sau:
- Đối với công tác Quản lý đàn chó, mèo: Yêu cầu Chủ nuôi chó, mèo: phải có trách nhiệm đăng ký, khai báo nuôi chó, mèo với chính quyền cấp xã; cam kết nuôi, nhốt chó, mèo trong khuôn viên gia đình; chó, mèo khi đưa ra khỏi nhà phải được xích, rọ mõm và có người dắt đề phòng cắn người; nếu để chó, mèo thả rông cắn người thì phải chi trả những chi phí liên quan theo quy định; từng bước áp dụng việc đánh dấu để nhận diện (đeo vòng cổ) cho chó, mèo đã được tiêm vắc xin Dại.
- Sở Nông nghiệp và PTNT hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí; trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch và btrí kinh phí hỗ trợ mua vắc xin, tổ chức tiêm vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên phạm vi toàn tnh đồng loạt vào cùng một thời điểm; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng tham gia bắt chó, mèo để tiêm vắc xin Dại. Thực hiện triển khai tốt công tác tiêm phòng vắc xin Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn cấp xã; chó, mèo đã tiêm vắc xin Dại nên được đánh dấu để nhận diện (vòng đeo cổ). Phấn đấu tiêm đạt trên 70% đàn chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch, mới nuôi, bảo đảm tối thiểu 1 lần/năm trong giai đoạn 2022 - 2025;  đạt  trên 80% đàn chó, mèo thuộc diện tiêm trong giai đoạn 2026 - 2030  và thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh
- Sở Y tế cần thực hiện tốt công tác điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người. Hằng năm Sở Y tế xây dựng kế hoạch về cung ứng, sử dụng vắc xin phòng Dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh Dại; kiện toàn, mở rộng số lượng điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng Dại để phục vụ công tác điều trị dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận, giá thành thấp, đặc biệt ở khu vực có nguy cơ cao, mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư và nguồn nhân lực cho điều trị dự phòng; đảm bảo đủ trang thiết bị, vắc xin và huyết thanh kháng Dại đã được cấp phép sử dụng; hỗ trợ điều trị dự phòng cho người nghèo tại các khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng, người tham gia công tác phòng chống dịch và các đối tượng đặc biệt khác do chính quyền địa phương quyết định.
- Ủy ban nhân dân cấp xã cần tổ chức quản lý, lập danh sách hộ nuôi chó hoặc sổ quản lý chó, mèo; cập nhật số liệu nuôi tại địa phương trên Hệ thống báo cáo trực tuyến quản lý chó, mèo. Định kỳ tối thiểu 02 ln/năm, báo cáo cập nhật số liệu các hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo chi tiết đến cấp xã. Thành lập mỗi xã 01 tổ xử lý bắt chó thả rông, chó không đeo rọ mõm, nghi mắc bệnh Dại; cưỡng chế tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo và công khai điểm nhốt, dữ chó bị bắt, xử lý theo quy định. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm hành chính trong quản lý nuôi chó, mèo, không tiêm vắc xin Dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật.
Bệnh Dại gây ảnh hưởng lớn về sức khỏe, mỗi năm có khoảng 70 người chết dù đã có văc xin cho cả người và động vật, là bệnh chết nhiều nhất trong các bệnh truyền nhiễm; gây thiệt hại lớn về kinh tế, tiêu tốn 800 tỷ đồng/năm chỉ riêng cho vắc xin và huyết thanh kháng Dại cho người. Bệnh dại còn ảnh hưởng đến an sinh xã hội, gây đau khổ cho gia đình nạn nhân. Vì vậy mỗi một người dân nuôi chó mèo cần thực hiện tốt các quy định và tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo.
Nhân viên thú y tiêm phòng dại cho chó
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Duyên
Nguồn tin: Chi cục Chăn nuôi và thú y:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây