Hạt điều tỉnh Bình Phước xuất khẩu đến 59 nước, khu vực và vùng lãnh thổ

Thứ tư - 01/11/2023 23:08 431 0
Diện tích trồng điều của tỉnh Bình Phước khoảng 152.007 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích trồng điều của cả nước nên Bình Phước,với hơn 1.400 cơ sở chế biến hạt điều giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 50.000 lao động.
Hoàn thành việc lập Bản đồ vùng chuyên canh điều của tỉnh
Hiện tại, tỉnh đang khuyến khích phát triển liên kết vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn hữu cơ. Trong đó đã hỗ trợ, hướng dẫn xây dựng 45/204 hợp tác xã (HTX) hoạt động sản xuất điều như: Huyện Phú Riềng 09 HTX điều đăng ký và có hướng tham gia liên kết diện tích 1.480 ha (hiện tại, đang phát triển 03 HTX diện tích 464 ha liên kết vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn hữu cơ); thành phố Đồng Xoài vận động 10 cơ sở và 01 HTX tham gia chuỗi liên kết hữu cơ với diện tích 769 ha; huyện Đồng Phú có 05 HTX sản xuất điều đã ký kết Hợp đồng liên kết và tiêu thụ với diện tích 1.750 ha điều; huyện Bù Gia Mập có 05 HTX sản xuất điều, diện tích 2.491 ha, trong đó, 1.774 ha điều đạt tiêu chuẩn hữu cơ (Organic); huyện Bù Đăng có 04 HTX tham gia chuỗi điều liên kết, diện tích 1.143,3 ha. Bên cạnh đó, một số địa phương khác đang tích cực đẩy mạnh công tác liên kết tạo vùng nguyên liệu điều phục vụ cho ngành chế biến tại chỗ của tỉnh.
Điều Bình Phước có nhiều giống khác nhau nhưng chất lượng hạt điều được coi là số 1 thế giới
Về tái canh, cải tạo vườn điều già cỗi: Độ tuổi của cây điều: Trong 151.878 ha điều hiện nay, có khoảng 41 ngàn ha (27%) điều có độ tuổi nhỏ hơn 15 năm; 85 ngàn ha (56,45%) điều trên 15 năm tuổi đến dưới 25 năm tuổi; 26 ngàn ha (17%) điều trên 25 năm tuổi. Diện tích sản xuất điều của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số 50.737 ha.
 

Công nhân Công ty cổ phần Tập đoàn Hanfimex Việt Nam, huyện Phú Riềng phân loại hạt điều
 Đất trồng điều: Trong 151.878 ha điều hiện nay có 70,199 ha đất thuộc loại ít thích nghi và không thích nghi với cây điều, hiện đang được bà con nông dân tận dụng sản xuất. Tái canh, trồng mới: Trong năm 2020 - 2021, toàn tỉnh xuống giống được 2.518 ha điều, tập trung chủ yếu tại 04 huyện: Bù Đăng 620 ha, Bù Gia Mập 559 ha, Phú Riềng 326 ha và Đồng Phú 295 ha. Trong đó, công tác hỗ trợ giống năm 2020, 2021 từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 243.000 cây, tương ứng 1.215 ha cho các đối tượng ưu tiên (các hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách). Trong năm 2022, toàn tỉnh xuống giống được 500 ha, tập trung chủ yếu tại các huyện: Bù Đăng 200 ha, Bù Gia Mập 150 ha, Phú Riềng 70 ha, Hớn Quản 20 ha, Đồng Phú 30 ha, Lộc Ninh 30 ha; trong đó, công tác hỗ trợ giống từ nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ 69.000 cây, tương ứng 345 ha cho các đối tượng ưu tiên như các hộ đồng bào dân tộc, hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ gia đình chính sách.
Đối với giống cây điều đã có 100% diện tích xuống giống được sử dụng là các loại giống điều ghép có năng suất từ 2,5 tấn/ha. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng cho vườn điều: Tỉnh đã triển khai khuyến cáo bà con tập trung tỉa cành, tạo tán 02 đợt chính trong năm (đợt 1 tập trung tỉa ngay sau thu hoạch, đợt 02 tỉa những cành còn sót lại trước khi điều ra cơi chồi hoa). Bón phân cân đối chia thành 02 đợt đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, đảm bảo điều đủ dinh dưỡng để đón vụ với. Trước thu hoạch dọn dẹp vườn khuyến khích các biện pháp thủ công hạn chế việc sử dụng thuốc cỏ gây mất cân đối tầng vi sinh vật trong đất. Xử lý dịch hại tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao như sâu đục thân, đục cành, bọ xít muỗi, bệnh thán thư...Khuyến khích trình diễn các mô hình điều hiệu quả trong 03 năm, hỗ trợ 130 mô hình điển hình gồm: Bù Đăng 48 mô hình, Bù Gia Mập 59 mô hình, Đồng Phú 16 mô hình; đề tài ứng dụng 06 mô hình (Bù Đăng 02 mô hình, Phú Riềng 02 mô hình, Đồng Phú 02 mô hình), Bù Đốp 01 mô hình. 
Hỗ trợ vùng nguyên liệu: Hiện có 10 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Điều tham gia liên kết với khoảng 24 đơn vị (HTX, tổ hợp tác, trang trại) diện tích liên kết 3.500 ha đạt chứng nhận hữu cơ Mỹ/EU. Có 04 HTX được nhà nước hỗ trợ theo chính sách của Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 05/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về Chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bình Phước với diện tích 1.337,5 ha.
Giới thiệu, kết nối, tiêu thụ sản phẩm điều vào hệ thống phân phối
Tổ chức Hội nghị kết nối, tiêu thụ sản phẩm vào hệ thống cửa hàng tiện lợi Bách Hóa Xanh với sự tham gia của Công ty Cổ phần thương mại Bách Hóa Xanh và 14 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh (trong đó, có 04 doanh nghiệp sản xuất, chế biến hạt điều) nhằm hỗ trợ việc giới thiệu, kết nối, tiêu thụ sản phẩm vào hệ thống phân phối, góp phần hình thành chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
Tổ chức 30 lượt doanh nghiệp tham gia Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành từ năm 2020 đến năm 2022 với các nông sản của tỉnh, trong đó, có các loại sản phẩm chế biến từ hạt điều. Theo đó, đã hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh hạt điều có cơ hội gặp gỡ, kết nối với hệ thống phân phối, nhà tiêu thụ lớn tại Hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, một số sản phẩm hạt điều đã được các siêu thị Coopmart, Aeon Mall, Lottle và các đơn vị bán lẻ tiếp cận đưa vào hệ thống để phân phối trong và ngoài nước. Hỗ trợ 04 doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng Website thương mại điện tử bán hàng, 20 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân chào bán sản phẩm trên các Sàn thương mại điện tử trong nước; 04 doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử quốc tế alibaba.com, nhằm chào bán sản phẩm trên môi trường trực tuyến, giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh trạnh và mở rộng thị trường.
Vận hành Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước: Đến nay, đã hỗ trợ 91 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với 375 sản phẩm tham gia chào bán sản phẩm trên Sàn. Đa số thành viên tham gia là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm hạt điều và các sản phẩm khác như: Tiêu, Cà phê, tổ yến, trái cây, sản phẩm chế biến từ gỗ cao su, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Hoạt động của Sàn giao dịch nông sản tỉnh đã tạo lập một không gian để kết nối online các doanh nghiệp, giữa người mua và người bán; bước đầu đã được các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh quan tâm tham gia, đưa sản phẩm lên Sàn, trao đổi thông tin về sản phẩm, giá cả, tình hình thị trường, nhu cầu cung ứng…
Về xây dựng và áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, HACCP, ISO 22000…): Hiện có 273 cơ sở chế biến điều trên địa bàn tỉnh đang áp dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến Đã hỗ trợ cho 11 doanh nghiệp, cơ sở có sản xuất, kinh doanh sản phẩm hạt điều ứng dụng phần mềm giải pháp Tem điện tử VNPT-Check để truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học và Công nghệ. Các đơn vị này đã được Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với VNPT Bình Phước hỗ trợ trên 300.000 Tem điện tử và cung cấp miễn phí tài khoản đăng nhập vào hệ thống phần mềm VNPT - Check để quản lý các mã tem đã được hỗ trợ. Thông qua việc đăng nhập vào hệ thống phần mềm VNPT- Check, doanh nghiệp có thể theo dõi và nhận biết được cảnh báo khi sản phẩm được quét nhiều lần, định vị vị trí nghi ngờ có tem giả; quản lý các lô hàng trong quá trình phân phối ra thị trường. Thông qua việc khách hàng quét tem này, doanh nghiệp có số liệu để phân tích tình hình sử dụng của khách hàng đối với sản phẩm. Bàn giao 200 cuốn cẩm nang chỉ dẫn địa lý cho Hội điều Bình Phước.
 
Hỗ trợ 09 doanh nghiệp được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm, truy xuất nguồn gốc. Ngoài ra, đã tư vấn, hướng dẫn cho 06 doanh nghiệp khác về thủ tục đăng ký sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước”, trong đó, đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hạt điều Bình Phước” cho Công ty TNHH MTV SX TM Phúc Thịnh và Công ty Cổ phần K HOUSE (thị xã Phước Long).
Nâng cao chất lượng xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm chất lượng
Năm 2020: Sản lượng xuất khẩu đạt 152,30 nghìn tấn, tăng 17,15% so với cùng kỳ năm 2019; kim ngạch đạt 896,93 triệu USD, giảm 0,8% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021: Sản lượng xuất khẩu đạt 205,4 nghìn tấn, tăng 34,86% so với cùng kỳ năm 2020, kim ngạch đạt 1.291 triệu USD, tăng 43,99% so với cùng kỳ năm 2020. Năm 2022: Sản lượng xuất khẩu ước đạt 171 nghìn tấn, giảm 16,75% so với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch ước đạt 1.035 triệu USD, giảm 19,86% so với cùng kỳ năm 2021.
Tỉnh đã phối hợp với Tham tán Thương mại Việt Nam tại Nhật Bản và các nước Ả Rập Xê Út để hỗ trợ cho 03 doanh nghiệp, HTX ngành điều trên địa bàn tỉnh được trưng bày miễn phí tại Đại sứ Quán Việt Nam tại Nhật Bản và các nước Ả Rập Xê Út. Đồng thời, đề xuất và hỗ trợ 04 doanh nghiệp tham gia xét chọn và đạt danh hiệu Doanh nghiệp Xuất khẩu uy tín quốc gia năm 2022.
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các Hội nghị kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hạt điều của tỉnh với các doanh nghiệp Châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Hiện nay, hạt điều của tỉnh đã xuất khẩu đến 59 nước, khu vực và vùng lãnh thổ.

Về nhập khẩu: Năm 2020: Sản lượng nhập khẩu 580,9 nghìn tấn, giảm 10,8% so với cùng kỳ năm 2019, kim ngạch đạt 664,78 triệu USD, giảm 19,5% so với cùng kỳ năm 2019. Năm 2021: Sản lượng nhập khẩu 1.032 nghìn tấn, tăng 77,7% so với cùng kỳ năm 2020, kim ngạch đạt 1.336 triệu USD, tăng 101% so với cùng kỳ năm2020. Năm 2022: Sản lượng nhập khẩu 750 nghìn tấn, giảm 27,37% so với cùng kỳ năm 2021, kim ngạch đạt 980 triệu USD, giảm 26,68% so với cùng kỳ năm 2020
Sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU, đến nay có 35.000 ha/151.878 ha điều tái canh, trồng mới bằng giống có năng suất đạt từ 2,5 tấn/ha trở lên; 3.200 ha/151.878 ha sản xuất theo quy trình được chứng nhận hữu cơ, các tiêu chuẩn khác; 8.000 ha/10.000 ha xen canh, chăn nuôi dưới tán. Các huyện có vùng chuyên canh lớn gồm: Phú Riềng với 09 HTX điều đăng ký và tham gia liên kết diện tích khoảng 1.480 ha; Đồng Phú với 05 HTX sản xuất điều đang có hợp đồng liên kết và tiêu thụ diện tích 1.750 ha; Bù Gia Mập có 05 HTX sản xuất điều tham gia liên kết diện tích 2.491 ha; Bù Đăng có 04 HTX tham gia chuỗi điều liên kết diện tích 1.143,3 ha. Ổn định công suất thiết kế của mạng lưới chế biến hiện có là 500.000 tấn/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều đạt trên 01 tỷ USD.

Một trong những lý do dẫn tới sự thành công của ngành điều Bình Phước hôm nay, đó là có công nghệ chế biến, máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ hiện đại, giúp tăng năng suất, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, giảm giá thành, đáp ứng yêu cầu khách hàng quốc tế. Nhờ có dây chuyền công nghệ liên tục đổi mới, các cơ sở đã hoàn thành hệ thống tiêu chí để được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm như BRC, ISO 22000, HACCP... Việc ứng dụng khoa học, công nghệ giúp doanh nghiệp chế biến điều gia tăng giá trị sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và góp phần tăng thu ngân sách; là đòn bẩy giúp ngành chế biến điều của Bình Phước phát triển, góp phần thúc đẩy xuất khẩu.
Nguồn tin: Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây