Giải phóng bình phước

Những quy định mới trong công tác Phòng, chống tham nhũng

Chủ nhật - 23/02/2014 23:13 1.443 0
Sau khi Luật sửa đổi bổ sung luật, PCTN năm 2012 ra đời, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định mới, Thanh tra Chính phủ đã ban hành thông tư hướng dẫn liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, trong đó có một số văn bản quy phạm pháp luật đáng quan tâm đó là:
Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 17-6-2013 quy định chi tiết một số điều luật PCTN; Nghị định số 90/2013/NĐ-CP ngày 8-8-2013 quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17-7-2013 về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định 211/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22-9-2006 quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhung; Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 13-10-2013 của Thanh tra chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản thu nhập. Theo đó Tiếp tục mở rộng và tăng cường tính công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan đơn vị; minh bạch tài sản thu nhập; quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước về quyết định, hành vi của mình khi có yêu cầu; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng. Cụ thể về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan đơn vị bằng các hình thức công khai bắt buộc đó là: Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan, phát hành ấn phẩm; Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và đưa lên trang thông tin điện tử. Ngoài ra người đứng đầu cơ quan tổ chức đơn vị có thể lựa chọn thêm hình thức công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức đơn vị hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Về minh bạch, tài sản thu nhập Thông tư số 08/2013/TT-TTCP quy định có 9 nhóm đối tượng thuộc diện phải kê khai tài sản ngoài những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan của Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập nhưng được bố trí thường xuyên làm công việc như quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan đơn vị (phân bổ ngân sách, kế toán, mua sắm công) và người trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc được quy định tại mục B, danh mục ban hành kèm theo thông tư (Đối với lĩnh vực nông nghiệp bao gồm: tổ chức cán bộ; làm công tác thanh tra mà chưa được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên; công chức thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; cấp giấy cho thuê đất, giao đất; quản lý động vật thuộc danh mục quý hiếm; kiểm dịch động vật; kiểm lâm; kiểm soát thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, bệnh động vật, gia súc gia cầm. Người theo dõi, quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thú y, thủy sản) cũng phải kê khai tài sản thu nhập. Tài sản thu nhập phải kê khai có độ bao quát rộng khi quy định cả các loại tài sản như cây cảnh, bộ bàn ghế, tranh, ảnh, đồ mỹ nghệ…khi quy đổi mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên. Và bản kê khai tài sản phải được công khai tại nơi thường xuyên làm việc của người kê khai. Người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức quyết định việc công khai bằng hình thức công bố tại cuộc họp hoặc niêm yết tại trụ sở làm việc của người có nghĩa vụ kê khai…. Những quy định mới về công tác phòng, chống tham nhũng này sẽ được đưa vào nội dung thanh tra trách nhiệm bắt đầu từ năm 2014 từ trung ương đến địa phương./.

Tác giả bài viết: Lê Ngọc Trường Giang

Nguồn tin: Thanh tra Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay3,129
  • Tháng hiện tại84,462
  • Tổng lượt truy cập4,556,342
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây