Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT với nhiều hướng dẫn, quy định mới
Lê Thị Thanh Nhàn
2014-12-07T21:59:35-05:00
2014-12-07T21:59:35-05:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/thanhtra/Tin-tuc-su-kien/Thong-tu-41-2014-TT-BNNPTNT-voi-nhieu-huong-dan-quy-dinh-moi-17.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Ngày 13/11/2014 Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý Nhà nước của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Gồm 6 chương, 26 điều, theo đó quy định, hướng dẫn một số điểm mới như sau:
1. Về Khái niệm phân bón khác được giải thích cụ thể như sau: phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và vô cơ và các loại phân bón được quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g, h, i, k, l, m. Khoản 2. Điều 3 của Thông tư này. 2. Về điều kiện kinh doanh phân hữu cơ và phân bón khác: Các quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 Nghị định http://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tim-van-ban.aspx?keyword=202/2013/N%C4%90-CP&area=2&type=0&match=False&vc=True&lan=1 202/2013/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác được hướng dẫn thực hiện tại Điều 8 của thông tư, Ngoài các điều kiện được quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 tại Khoản 5 còn quy định người kinh doanh phải có chứng từ, hóa đơn hợp pháp về nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp đối với từng loại phân bón hữu cơ, phân bón khác. 3. về quản lý chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác: Được quy định, hướng dẫn tại các Điều 11, 12, 13, 14. Trong đó việc giải quyết Khiếu nại về kết quả kiểm nghiệm phân bón hữu cơ và phân bón khác đối với trường hợp chưa có phòng thử nghiệm, kiểm chứng chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác được chỉ định thì thực hiện theo quy định sau: - Sau thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được kết quả, tổ chức, cá nhân có mẫu được kiểm tra nếu không nhất trí với kết quả kiểm nghiệm phải có văn bản khiếu nại với cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan thanh tra, kiểm tra phải có văn bản đề nghị kiểm tra lại gửi đến phòng kiểm nghiệm nơi thực hiện kiểm nghiệm mẫu lần đầu. - Phòng kiểm nghiệm tiến hành kiểm tra lại quá trình kiểm nghiệm và thực hiện kiểm nghiệm lại trên mẫu lưu tại phòng; thông báo kết quả cho cơ quan thanh tra, kiểm tra và tổ chức, cá nhân có mẫu được kiểm nghiệm. - Trường hợp tổ chức, cá nhân có mẫu được kiểm tra vẫn không nhất trí với kết quả kiểm nghiệm lại thì cơ quan thanh tra gửi 02 mẫu: 01 mẫu lưu tại địa điểm lấy mẫu và 01 mẫu lưu tại cơ quan thanh tra, kiểm tra tới phòng kiểm nghiệm quy định tại Khoản 5, Điều 14, Thông tư này để kiểm nghiệm kết quả lại. Kết quả kiểm nghiệm lại lần này là căn cứ để cơ quan thanh tra, kiểm tra xử lý giải quyết khiếu nại. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 29/12/2014 và thay thế Thông tư số 36/2010/ TT-BNNPTNT ngày 24/6/2010 và Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2010 của Bộ Nông nghiệp & PTNT./.
Tác giả bài viết: Lê Thị Thanh Nhàn
Nguồn tin: Thanh tra Sở: