Giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Nguyễn Thị Dương
2017-03-26T22:43:20-04:00
2017-03-26T22:43:20-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/thanhtra/Tin-tuc-su-kien/Giai-phap-trong-tam-thuc-day-phat-trien-nong-nghiep-cong-nghe-cao-37.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Hiện nay, phát triển nông nghiệp công nghệ cao đang trở thành một xu hướng tất yếu của nông nghiệp thế giới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giải quyết những vấn đề về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu v.v…
Đây là một trong những thành tựu của khoa học công nghệ phục vụ đời sống. Việc áp dụng nông nghiệp công nghệ cao đã tạo lên bước đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp. Đồng thời đây còn là giải pháp tích cực bảo vệ môi trường, giảm diện tích sản xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phục vụ các lĩnh vực khác. Tại Việt Nam hiện có 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được quy hoạch, xây dựng và đưa vào hoạt động tại 12 tỉnh, thành phố. Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã có ở một số tỉnh thành đi tiên phong như: TP. Hồ Chí Minh, Hải phòng, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng v.v…và đã đạt kết quả nhất định về hiệu quả kinh tế và công nghệ. Mặc dù đã đạt được một số kết quả bước đầu về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, nhưng trong quá trình vận hành còn gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc như đất đai, tài chính, tiêu thụ sản phẩm, chính sách… Trên cơ sở đó, các thành viên Chính phủ thảo luận tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02 năm 2017 và sau đó ngày 7/03/2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP đề cập đến 13 nội dung trong đó ngành nông nghiệp và PTNT được chỉ đạo nội dung thứ 9 về các giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Theo đó, để khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tạo sự hấp dẫn về cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội vào nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chính phủ yêu cầu: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xây dựng tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, danh mục công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp và tiêu chí xác định nông nghiệp sạch, ban hành trước ngày 15 tháng 3 năm 2017. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị định số http://thuvienphapluat.vn/phap-luat/tim-van-ban.aspx?keyword=210/2013/N%C4%90-CP&area=2&type=0&match=False&vc=True&lan=1 210/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong tháng 3 năm 2017. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp rà soát, đề xuất sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trong quý III năm 2017; nghiên cứu sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp, trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nông nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng trong tháng 3 năm 2017. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về công nghệ cao theo hướng phù hợp với thực tiễn, có tính đến đặc thù của ngành nông nghiệp. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh xúc tiến mở rộng thị trường; tích cực đàm phán tháo gỡ các rào cản thương mại để thúc đẩy tiêu thụ nông sản; hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, chủ lực là các ngân hàng thương mại nhà nước, dành ít nhất 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng để thực hiện chương trình cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp (thấp hơn lãi suất thị trường); chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chương trình tín dụng này. Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, đề xuất chính sách đồng bộ thúc đẩy phát triển nông nghiệp công nghệ cao; thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình, định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Dương
Nguồn tin: Chi bộ Thanh tra Sở