Chào mừng 30.4

Các Thông tư có hiệu lực từ tháng 03/2017 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành.

Thứ ba - 28/02/2017 21:42 559 0
Trong tháng 3/2017, nhiều văn bản mới, có nội dung đáng chú ý sẽ chính thức có hiệu lực như: Thông tư số 01/2017/TT-BNNPTNT; Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT; Thông tư 03/2017/TT-BNNPTNT.
Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.Theo đó, Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT như sau:- Việc thu phí, lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở; phí thẩm định cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sẽ theo quy định tại Luật phí và lệ phí, quy định của Bộ Tài chính và các văn bản liên quan.- Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT đã giảm thời gian từ 05 ngày xuống còn 03 ngày làm việc khi nhận hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng sẽ không quá 07 ngày làm việc (hiện hành là 10 ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.- Trường hợp thẩm định tại cơ sở để cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT thì trường hợp cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng hoãn kiểm tra định kỳ có thời hạn quá 12 (mười hai) tháng được sửa thành hoãn kiểm tra sau cấp giấy.- Đối với quy định về kiểm tra sau khi cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra gồm có kiểm tra sau cấp giấy (hiện hành là kiểm tra định kỳ) và kiểm tra đột xuất. Nội dung kiểm tra vẫn được thực hiện theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.- Theo Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra Biên bản kiểm tra, thẩm định và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 06 ngày làm việc (hiện hành là 07 ngày) kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thẩm định. Đồng thời, việc kiểm tra cũng được thực hiện sau cấp giấy và đột xuất.- Việc cấp chứng thư đối với các lô hàng xuất khẩu sản xuất tại các cơ ngoài danh sách ưu tiên đã bỏ quy định về việc chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin trong vòng 90 ngày sau khi kiểm tra thì phải đăng ký kiểm tra theo quy định.- Ngoài ra, một số Phụ lục được quy định trong nội dung, phương pháp kiểm tra, thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra sản phẩm sản xuất từ cơ sở trong danh sách ưu tiên cũng được thay đổi và tuân theo các mẫu Phụ lục ban hành tại Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT.Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu có hiệu lực ngày 30/03/2017.Thông tư 03/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản Theo Thông tư số 03/2017/TT-BNNPTNT, các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 – 23: 2017/BNNPTNT như sau:- Địa điểm: Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ phải tách biệt khu vực ô nhiễm môi trường, các khu tập trung, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp và bệnh viện.- Thiết kế, kết cấu nhà xưởng: QCVN 02 – 23: 2017/BNNPTNT tại Thông tư số 03/2017/TT-BNNPTNT quy định mái hoặc trần nhà không bị dột; khu chứa phế thải tách biệt; có khu vực nhà vệ sinh, thay đồ bảo hộ với đầy đủ các vật dụng cần thiết và có ánh sáng tự nhiên phục vụ sản xuất.- Nguyên liệu, bao bì, phụ gia, hóa chất: Trong đó nguyên liệu phải có chất lượng, nguồn gốc; bao bì bền chắc, đạt chuẩn chất lượng và phụ gia, hóa chất phải được phép sử dụng theo quy định của pháp luật.- Ngoài ra, cơ sở phải đảm bảo yêu cầu về hệ thống cấp, thoát nước và các yêu cầu cụ thể đối với người sản xuất cũng như việc vệ sinh nhà xưởng, thiết bị dụng cụ sản xuất.- Về quản lý: Theo Quy chuẩn ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BNNPTNT thì cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản nhỏ lẻ phải công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy cho cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời, cơ sở cũng chịu sự giám sát, kiểm tra và xử lý nếu có vi phạm từ cơ quan quản lý có thẩm quyền chuyên ngành.- Đối với các cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và quản lý theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02 – 24: 2017/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 03/2017/TT-BNNPTNT. Trong đó:- Cơ sở cũng phải đảm bảo các yêu cầu về địa điểm, mặt bằng và thiết kế, kết cấu nhà xưởng và các yêu cầu trong bảo quản dầu cá, mỡ cá; thiết bị, dụng cụ, kho chứa.- Cũng tương tự thì cơ sở sản xuất dầu cá, mỡ cá phải thực hiện công bố hợp quy và gửi hồ sơ công bố hợp quy cho cơ quan có thẩm quyền, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát theo quy định.Thông tư 03/2017/TT-BNNPTNT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất kinh doanh thủy sản có hiệu lực ngày 30/03/2017.

Tác giả bài viết: Mộng Thị Thùy Nhung

Nguồn tin: Thanh tra Sở:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm37
  • Hôm nay4,369
  • Tháng hiện tại86,283
  • Tổng lượt truy cập4,649,426
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây