NGHỊ LỰC VƯỢT KHÓ CỦA NÔNG DÂN PHÙNG CHÍ CAO
Nguyễn Khắc Bảy
2019-08-23T05:20:50-04:00
2019-08-23T05:20:50-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/ttdvnn/Cac-loai-dich-vu/NGHI-LUC-VUOT-KHO-CUA-NONG-DAN-PHUNG-CHI-CAO-53.html
/themes/egov/images/no_image.gif
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Bằng ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu, ông Phùng Chí Cao, sinh năm 1962, dân tộc Nùng, ngụ ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi (Đồng Phú) đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và gặt hái được nhiều thành công. Với 17 ha đất trồng cao su, điều, mít thái, lúa… cho thu lãi hơn 700 triệu đồng mỗi năm.
Tuổi thơ cơ cực.Sinh ra tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, ông Cao là con cả trong gia đình có 5 anh em, trong đó có 3 trai, 2 gái. Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu trồng lúa nước trong những thung lũng hoặc làm rẫy trên sườn đồi. Do địa hình vùng rừng núi phía Bắc có độ dốc cao nên gặp mưa lớn thì hoa màu thường bị cuốn trôi; mùa hè, nắng hạn thiếu nước hoa màu khô héo, mùa màng thất bát. Tuổi thơ của ông là những ngày theo cha mẹ vào rừng lấy củi, hái măng... kiếm kế sinh nhai. Năm 1962, mẹ mắc bệnh hiểm nghèo qua đời. Ít lâu sau, cha lấy vợ lẻ. Mấy anh em phải đùm bọc lấy nhau để sinh sống. Là anh cả nên ông phải quán xuyến mọi công việc gia đình và lo cho các em.Năm 1983, nghe theo tiếng gọi của tổ quốc, ông tham gia quân ngũ và làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới phía Bắc tại tỉnh Cao Bằng. Năm 1986, ông nghỉ phép và xây dựng gia đình với cô gái cùng quê. Đến năm 1987, xuất ngũ trở về địa phương phát triển kinh tế. Tuy rất chăm chỉ làm ăn nhưng cuộc sống vẫn không khấm khá lên được. Ông luôn trăn trở làm sao để cải thiện cuộc sống. Năm 1988, vợ chồng ông theo 2 gia đình khác từ Cao Bằng vào Bình Phước lập nghiệp và định cư tại ấp Đồng Bia, xã Tân Lợi, huyện Đồng Phú. Ông Cao cho biết: Vào đến Bình Phước, cả ba gia đình không còn một xu dính túi. 6 con người phải phân công nhau đi làm thuê, làm mướn để lấy gạo ăn. Số còn lại ở nhà chặt cây, cắt cỏ tranh làm căn chòi nhỏ để ở. Thời đó, một công làm thuê chỉ mua được 3 kg gạo nên phải chi tiêu rất tiết kiệm, tết Nguyên đán đầu tiên cả 3 gia đình chỉ mua được 1 con gà để đón giao thừa. Trái ngọt Sau 1 năm tích cực lao động và tiết kiệm chi tiêu, ông mua được 2 sào đất, làm căn nhà lá và ra ở riêng. Năm 1995, vợ chồng ông mua được 7 ha đất trắng. Ban đầu do thiếu vốn ông trồng lúa rẫy, đậu bắp mỳ… một năm sau, ông đầu tư trồng điều. Tích lũy vốn, ông lại đầu tư mua đất. Đến nay ông đã có tổng cộng 17 ha đất, trong đó có 13 ha cao su (8 ha đang cho thu hoạch, 5 ha cao su non), 3 ha điều, mít thái, 6 sào trồng lúa nước và 1 sào ao…Ông Cao cho biết, muốn phát triển kinh tế, người nông dân phải biết áp dụng khoa học - kỹ thuật và tuân thủ nghiêm quy trình sản xuất thì cây trồng mới cho năng suất cao. Vì vậy, ông thường xuyên tham gia các lớp tập huấn khuyến nông, khuyến ngư và tham khảo những mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng. Nhờ vậy, ông nắm vững kỹ thuật, hiểu tường tận quá trình sinh trưởng của cây để có cách xử lý kịp thời khi phát sinh nấm, sâu, bệnh gây hại. Để cao su phát triển tốt và cho năng sản lượng mủ cao, mỗi năm ông bón phân 3 lần vào đầu, giữa mùa mưa và đầu mùa khô. Giữa mùa mưa, cây cao su hay bị bệnh nấm hồng, bọ trĩ nên chú trọng xịt thuốc. Bên cạnh đó, nông dân phải thường xuyên bám sát vườn cao su theo dõi phát hiện bệnh để điều trị kịp thời, tránh lây lan diện rộng.Nhiều nông dân vẫn nghĩ, cây điều rất dễ chăm sóc. Nhưng ông không nghĩ vậy, phải thường xuyên theo dõi vườn điều để phát hiện, nhận biết bệnh sớm, chữa trị kịp thời. Theo ông Cao: Cây điều thường bị bệnh khô cành cháy lá do nấm gây ra. Bệnh phát triển trong điều kiện nắng mưa xen kẽ, độ ẩm cao, đặc biệt với những vườn cây rậm rạp, bón phân không cân đối. Bệnh lây lan qua gió, nước, xâm nhiễm qua các vết thương trên thân cây. Để điều trị bệnh cần xịt thuốc, kết hợp các biện pháp canh tác khác như tỉa cành tạo tán, xông khói, dọn cỏ, chăm bón hợp lý. Ở thời kỳ điều trổ bông nếu gặp mưa nhiều sẽ khiến các chùm bông bị ngậm nước, sau đó gặp nắng sẽ bị héo khô. Đây cũng là giai đoạn bông điều dễ bị nấm, phát sinh sâu bệnh, do đó phải thường xuyên thăm vườn để chữa trị kịp thời cho cây. Để cây điều phát triển tốt, sau mùa thu hoạch phải tỉa cành, tạo tán cho ánh sáng mặt trời trải đều vườn cây. Sau đó xịt thuốc rửa cây để tiêu diệt rầy, rệp. Mỗi năm ông bón phân 4 lần: Vào đầu và giữa mùa mưa, đầu mùa khô và khi điều có trái thì bón kali giúp chắc hạt. Bên cạnh đó, ông còn trồng mít thái, đào ao thả cá và trồng lúa tăng thu nhập… Mô hình kinh tế của ông cho thu lãi 700 triệu đồng mỗi năm.Kinh tế ổn định, ông đầu tư cho con cái học tập, ông cho rằng: Chỉ có kiến thức mới thay đổi cuộc sống. Vì vậy, con trai đầu, sinh năm 1990 tốt nghiệp Đại học Tài chính-Ngân hàng, con gái thứ 2 sinh năm 1993, tốt nghiệp Đại học Luật hành chính, con trai út sinh năm 1995 vừa tốt nghiệp Đại học Luật đất đai.Từ kinh nghiệm của mình, ông sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân, góp phần quan trọng trong việc đưa phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi đi vào chiều sâu, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.... trải qua 10 năm là Chủ tịch chi hội Cựu chiến binh ấp Đồng Bia ông luôn gương mẫu thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội do địa phương phát động. Gia đình ông đạt Nông dân sản xuất giỏi cấp tỉnh, huyện, gia đình hiếu học, gia đình văn hóa nhiều năm liền.
Tác giả bài viết: Nguyễn Khắc Bảy