Nông dân Bù Đăng thử nghiệm chanh dây hữu cơ hướng xuất ngoại
Văn Đoàn
2019-08-28T03:24:14-04:00
2019-08-28T03:24:14-04:00
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/vi/ttdvnn/Cac-loai-dich-vu/Nong-dan-Bu-Dang-thu-nghiem-chanh-day-huu-co-huong-xuat-ngoai-59.html
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/ttdvnn/2019_08/bd.png
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BÌNH PHƯỚC
http://snnptnt.binhphuoc.gov.vn/uploads/logo-so-nong-nghiep-phat-trien-nong-thon-binh-phuoc.png
Chanh dây là loại cây trồng đã xuất hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhiều năm nay. Nhưng chưa nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc cũng như tìm đầu ra ổn cho sản phẩm. Vì vậy, hiệu quả kinh tế mang lại chưa thật sự như mong muốn. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thôn 6, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng một số hộ dân đang trồng thủ nghiệm chanh dây hữu cơ theo hướng suất khẩu. Đây là loại giống được nhập từ Đài Loan, bên cạnh đó các loại thuốc phun, phân bón vi sinh đều được nhập từ Đài Loan.
Ông Lã Văn Huấn là hộ nông dân tiên phong trồng thử nghiệm mô hình chanh dây theo hướng hữu cơ đầu tiên ở địa phương này. Gia đình ông có 4 ha đất trồng chuyên canh cây điều và tiêu. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, cây tiêu và điều mất mùa, mất giá khiến gia đình ông gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, ông quyết định chuyển một phần diện tích điều sang trồng cây sầu riêng. Tháng 05/2018, ông quyết định chuyển sang trồng chanh dây theo hướng hữu cơ sinh học với diện tích khoảng 0,7 ha, tương đương khoảng 700 gốc chanh dây. Đây là loại giống được nhập từ Đài Loan với giá khoảng 38.000/cây. Ngoài ra, các loại thuốc và phân sinh học đều nhập từ nước ngoài. Tổng mức đầu cho diện tích 0,7 ha đến nay khoảng 220 triệu đồng. /uploads/ttdvnn/2019_08/bd_1.png Theo ông Huấn, giống chanh dây mới này, trồng khoảng 4 đến 4,5 tháng là cho thu hoạch và chu kỳ của nó là 2 năm thì phá bỏ trồng lại vụ mới. Theo tiêu chuẩn loại giống chanh dây này cho năng suất tối đa từ 100 đến 120 kg/gốc/chu kỳ. Nhưng đây là trồng thử nghiệm, nên ông phấn đấu đạt từ 60 đến 70 kg/gốc. Trước khi tiến hành trồng, gia đình ông đã liên hệ và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm xuất khẩu với doanh nghiệp với giá 30 ngàn đồng/kg chanh đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, vì là trái cây xuất khẩu nên cần đầu tư kỹ cho việc chăm sóc và theo dõi cây phát triển. Với diện tích này, hàng ngày gia đình ông phải thuê hai công lao động thường xuyên bấm dây, tỉa dây... Đặc biệt, từ lúc gieo trồng đến lúc phân cành, ngày nào cùng phải phun thuốc vi sinh phòng trừ sâu bệnh. Sau đó, cứ cách 2 đến 3 ngày lại phun một lần, càng về sau mật độ phun giảm dần. Theo tính toán của ông Huấn, với giá đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp và sự phát triển của vườn cây, sau khi trừ chi phí có thể mang lại thu nhập cho gia đình ông khoảng 300 đến 400 triệu đồng/năm. Ngoài ra, toàn bộ đều sử dụng thuốc và phân vi sinh hữu cơ để chăm sóc cây trồng. Vì vậy, rất an toàn cho người lao động và tạo ra được sản phẩm sạch. Ông Huấn chia sẻ, “Đây là loại cây dễ trồng, công việc nhẹ nhàng nhưng lại tốn nhiều công chăm sóc. Không dùng đến thuốc và phân hóa học vì vậy rất an toàn cho người lao động. Với giá ổn định từ 20 đến 30 ngàn đồng/kg thì đạt hiệu quả rất cao so với cây điều, cà phê trước đây. Ngoài ra, gia đình nào có ít đất, gần nguồn nước tưới cũng có thể chuyển đổi sang trồng loại cây chanh dây mới này. Tuy mức đầu tư ban đầu là khá cao, vì phải sử dụng giống và vật tư chăm sóc đều là vi sinh hữu cơ với giá đắt. Nhưng hiệu quả và năng suất nó mang lại thì cao hơn rất nhiều”. Gia đình bà Phạm Quỳnh Hợp có 5 ha đất trồng điều, tiêu và cà phê nhưng hiệu quả không cao, bấp bênh vì mất mùa mất giá. Vì vậy, gia đình bà quyết định chuyển đổi 2 ha trồng sầu riêng và 1 ha chanh dây cách đây 3 tháng. Tổng mức đầu cho 1 ha chanh dây đến nay, gia đình bà đã bỏ ra gần 250 triệu đồng. Hiện vườn cây gia đình bà đang trên đà phát triển tốt, có những gốc có điều kiện phát triển mạnh đã có ra những quả đầu tiên. “Đây là lần đầu tiên gia đình tôi trồng loại giống này. Trồng và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của kỹ sư nông nghiệp đến nay tôi thấy cây phát triển rất tốt. Tuy tốn nhiều công sức chăm sóc và mức đầu tư khá cao, nhưng tôi thấy triển vọng cao. Khoảng gần hai tháng nữa là có thể thấy kết quả công sức lao động rồi”, bà Hợp nói. Còn gia đình ông Nguyễn Văn Lo, với 8 sào đất gần hồ nước, trước đây trồng cà phê nhưng hiệu quả không được như mong đợi. Vì vậy, cách đây hơn 2 tháng, ông quyết định chuyển sang trồng loại chanh dây mới, với tổng mức đầu tư hơn 200 triệu đồng. Nhìn vườn cây đang trên đà phát triển tốt, ông Nguyễn Văn Lo phấn khởi cho biết, “Cây điều, cà phê, tiêu là cây chủ lực gắn liền với đời sống người dân ở đây đã quá lâu rồi. Nhưng hiệu quả không cao, dù người dân có nhiều đất nhưng cũng chỉ đủ sống thôi. Vì vậy, cần phải tìm kiếm những loại cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Trong hơn 2 tháng, qua chăm sóc, theo dõi tôi thấy cây phát triển và chống sâu bệnh rất tốt. Loại cây này đòi hỏi trồng, chăm sóc phải đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Tôi thấy, mô hình trồng giống chanh dây nhập ngoại này là có khả thi”. Đây là giống chanh dây mới với vốn đầu tư ban đầu và công chăm sóc khá cao, nhưng năng suất thu về lại rất cao so với nhiều loại cây trồng khác. Nếu đảm bảo đầu ra ổn định, thì đây loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.
Tác giả bài viết: Văn Đoàn