Kỷ niệm 07.5

Thức ăn và phương pháp cho ăn, bảo quản thức ăn trong quá trình nuôi

Chủ nhật - 30/07/2023 21:35 59 0
Cá là những động vật có xương sống, phần lớn là ngoại nhiệt (máu lạnh), có mang (một số loài có phổi) và sống dưới nước. Để duy trì và phát triển, cá luôn cần một lượng thức ăn nhất định. Viêc tìm ra nguồn thức ăn và cho cá ăn để đảm bảo năng lượng cho sự sinh trưởng và phát triển của cá là một vấn đề quan trọng. Khi cá được nuôi nhằm mục đích phát triển giống hoặc chăn nuôi lấy thịt thì việc đầu tư lượng thức ăn càng được chú trọng.
1. Thức ăn thủy sản:
Thức ăn thủy sản là nguyên liệu có từ động vật và thực vật, có các chất dinh dưỡng đa lượng (Đạm, lipid,…) và các nguyên tố vi lượng, các loại vitamin…)
Người nuôi thủy sản thường sử dụng các loại thức ăn: Thức ăn tự nhiên (thực vật phù du, các loại tảo, trứng nước, bọ gậy, trùn chỉ, …); thức ăn tự chế (bột bắp, bột cám, bột đậu nành, bột cá …); và các loại thức ăn công nghiệp.
Quá trình nuôi do cách bảo quản thức ăn không tốt hoặc thức ăn quá hạn nên trong thức ăn có các loại độc tố có hại cho cá. Độc tố trong thức ăn là các loại nấm, vi khuẩn có hại, khi có các điều kiện về ẩm độ, nhiệt độ và ánh sáng...xấu thì nó phát sinh và gây hại.
Theo kết quả, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí thủy sản thì có nhiều nhưng điển hình thì có các loại độc tố sau:
Aflatoxin: ảnh hưởng tới gan, tụy, dị hình dị tật, xuất huyết, giảm tăng trưởng của cá.
Ochratoxin: gây độc ở thận, tổn thương gan, thận, đường ruột, giảm hấp thu thức ăn, ức chế miễn dịch của cá.
Fumonison: Gây phù phổi, ức chế sinh miễn dịch của cá
Zearalenone: Phù nề hậu môn, gai sinh dục, teo buồng trứng, teo buồng tinh. 
nấm độc quan sát qua kính hiển vi (nguồn: tạp chí thủy sản)
2. Chế độ chăm sóc và bảo quản thức ăn:
Trong quá trình chăn nuôi cá nói chung và chăn nuôi cá giống nói riêng, người chăn nuôi cần nắm chắc quy trình của từng đối tượng nuôi, thường xuyên theo dõi màu nước và các chỉ số môi trường ao, kiểm tra sức ăn của cá và lượng thức ăn mà cá ăn hằng ngày để điều chỉnh cho phù hơp.
Tuy có nhiều đối tượng nuôi khác nhau nhưng việc cho cá ăn luôn đảm bảo hai yếu tố lượng thức ăn và tần suất cho cá ăn.
Lượng thức ăn trong ao nuôi luôn đảm bảo cá đủ ăn nhưng không quá dư thừa gây ô nhiễm nước ao, lượng thức ăn luôn phải căn cứ trên sức ăn của cá và các thành phần và khoáng chất có trong nước.

Tác giả bài viết: Ngô Hiếu Thành

Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ NN:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập25
  • Hôm nay4,357
  • Tháng hiện tại11,501
  • Tổng lượt truy cập4,695,583
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây