Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Hội nghị Kết quả 05 năm phát triển cây Mắc ca tại Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 và định hướng thời gian tới

Thứ năm - 01/10/2020 22:08 543 0
Sáng 29/9/2020, tại TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ Nông nghiệp và PTNT (NN&PTNT) phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk và Hiệp hội Mắc ca Việt Nam tổ chức Hội nghị "Kết quả phát triển cây Mắc ca tại Việt Nam thời gian qua; định hướng và giải pháp phát triển trong thời gian tới".
Tham dự và chỉ đạo hội nghị gồm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, Bí thư Tỉnh ủy Đắc-Lắc Bùi Văn Cường, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Thào Xuân Sùng, Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca VN Dương Công Minh cùng với sự có mặt của và cộng đồng các doanh nghiệp, hộ gia đình tiêu biểu về trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm Mắc ca. Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá việc phát triển cây Mắc ca trong thời gian qua gặp nhiều thuận lợi do có được sự quan tâm, ủng hộ Đảng, chính quyền các địa phương, được các doanh nghiệp, người dân hưởng ứng và đã đạt được những thành công nhất định. Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam có tiềm năng quỹ đất lớn có thể đưa vào trồng cây Mắc ca. Tuy nhiên, việc phát triển cây Mắc ca cũng gặp không ít những khó khăn, trở ngại và thách thức như điều kiện, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp; yêu cầu về địa hình, thổ nhưỡng của loài cây này có giới hạn; người dân, doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong phát triển cây Mắc ca; tập quán sản xuất còn lạc hậu, khả năng tiếp cận kỹ thuật còn hạn chế. Ngân sách của nhà nước còn giới hạn, chưa hỗ trợ được nhiều về cơ sở hạ tầng cho doanh nghiệp, người dân trồng, chế biến Mắc ca,… Hội nghị được tổ chức để cùng nhìn lại chặng đường năm 5 qua, đánh giá nghiêm túc những kết quả đạt được, ưu điểm, cơ hội, tiềm năng, những hạn chế, khó khăn và thách thức trong thời gian tới. /uploads/van-phong-so/2020_10/macca.jpg Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đồng chủ trì hội nghị (Ảnh: Mard) Theo cáo cáo của Bộ NN&PTNT, sau 5 năm thực hiện, đến nay cả nước có 23 tỉnh đã trồng cây Mắc ca, với diện tích 16.554 ha. Trong đó, 9 tỉnh ở 2 vùng Tây Bắc và Tây Nguyên trồng được 15.440 ha, tăng 55% diện tích so với quy hoạch; 14 tỉnh khác chưa có trong quy hoạch đã trồng được 1.114 ha. Về sản lượng, năm 2020 các tỉnh dự kiến thu hoạch 6.570 tấn hạt tươi, tăng gần 24,5 lần so với năm 2015 (269 tấn). Với giá bán sản phẩm dạng hạt sấy khoảng 200 triệu đồng/tấn như hiện nay, ước tính 3.942 tấn hạt sấy sẽ mang lại giá trị là 788 tỷ đồng (trong đó khoảng 60% xuất khẩu, còn lại phục vụ tiêu dùng trong nước). Đến nay, sản phẩm Mắc ca đã xuất khẩu với sản lượng trên 2,4 nghìn tấn sản phẩm sấy/ năm tới thị trường các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Mỹ, Pháp,... Tính đến thời điểm này, Bộ NN&PTNT đã công nhận được 13 giống Mắc ca đưa vào sản xuất, trong đó có 03 giống quốc gia và 10 giống tiến bộ kỹ thuật; đã ban hành Hướng kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hạch quả và sơ chế hạt cây Mắc ca; xây dựng, ban hành Tiêu chuẩn quốc gia về giống cây Mắc ca. Hiện có 10 doanh nghiệp liên kết với người dân để phát triển cây Mắc ca trên địa bàn 8 tỉnh, chủ yếu là cung cấp giống, tiêu thụ sản phẩm; một số Công ty đang thực hiện thủ tục đầu tư để xây dựng nhà máy chế biến hạt Mắc ca với công nghệ hiện đại, quy mô lớn tại Đắk Lăk, Lâm Đồng, Lai Châu và Điện Biên. Các doanh nghiệp đầu tư trồng cây Mắc ca đã tạo khoản tiền công từ trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế hạt Mắc ca, đem lại mức thu nhập ổn định cho người lao động, cải thiện đời sống người dân. Là cây lâm nghiệp, đồng thời là cây đa mục đích, có tiềm năng sinh trưởng tốt, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao, có thể phát triển tập trung quy mô hàng hóa lớn, cây Mắc ca vừa có thể trồng rừng phòng hộ đầu nguồn tạo nguồn sinh thủy, góp phần nâng tỷ lệ che phủ của rừng, bảo vệ môi trưởng sinh thái, đặc biệt là ở các vùng vùng biên giới, vùng sâu góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào, vừa có thể trồng tập trung trong các vườn rừng, vườn nhà hoặc trồng xen canh trong nương rẫy với các cây ăn quả, cây công nghiệp khác, đem lại hiệu quả kinh tế. Về định hướng phát triển cây Mắc ca trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhận định, sản lượng cung và cầu trên thế giới dự báo đều tăng nhanh với tốc độ cung tăng 9%/năm, cầu tăng 12%/năm, đây là cơ sở quan trọng để Việt Nam phát triển vùng nguyên liệu Mắc ca và tham gia vào thị trường sản phẩm này trong giai đoạn 2021 – 2030 và các năm sau đó. Do đó, định hướng trong thời gian tới, cần tiếp tục phát triển cây Mắc ca là cây trồng trong 20 loài cây trồng rừng chính, tăng diện tích vùng trồng tập trung, từ đó xây dựng thành một ngành hàng mới của nông nghiệp Việt Nam, phấn đấu đến 2030 đạt doanh thu 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 600 triệu USD. Mục tiêu đặt ra là phát triển bền vững cây Mắc ca vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và các vùng, tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai tương tự đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường. Nâng cao năng suất, chất lượng cây Mắc ca thông qua nghiên cứu, chọn tạo giống mới, áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp, hình thành vùng gây trồng tập trung đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm. Hình thành hệ thống cơ sở chế biến từng bước hiện đại, gắn với phát triển nguồn nguyên liệu, để sản xuất các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Để đạt được doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2030, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ là sợi dây liên kết giữa bốn nhà “Nhà nước – Nhà nông – Nhà đầu tư (Doanh nghiệp) – Nhà khoa học” trong việc tổ chức sản xuất theo chuỗi, triển khai các chương trình chính sách để thúc đẩy phát triển thành ngành hàng Mắc ca. Trong thời gian tới, Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cùng các địa phương sẽ tiếp tục phối hợp để thúc đẩy phát triển bền vững Mắc ca tại Việt Nam. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt sẽ tiếp tục hỗ trợ và hoàn thiện cơ chế cho vay theo chuỗi sản phẩm tín dụng Mắc ca đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, góp phần phát triển ngành hàng Mắc ca ở Việt Nam. “Nhiệm vụ đặt ra đối với việc gây trồng, phát triển sản phẩm cây Mắc ca còn có những khó khăn, đòi hỏi toàn thể chúng ta phải nỗ lực cố gắng vượt qua thách thức, biến khó khăn thành cơ hội, khai thác tốt các cơ hội, tiềm năng để đưa đưa Mắc ca trở thành một ngành hàng trong những sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước đứng hàng đầu về sản xuất, chế biến, xuất khẩu Mắc ca có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới trong thời gian tới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Tác giả bài viết: BBT (gt)

Nguồn tin: Bộ phận Kế hoạch, tài chính-Văn phòng Sở

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay3,726
  • Tháng hiện tại113,712
  • Tổng lượt truy cập4,797,794
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây