Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Bác Hồ

Hội nghị triển khai công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2020-2021

Thứ ba - 29/09/2020 21:00 283 0
Ngày 23.9, tại TP.Mỹ Tho (Tiền Giang), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về chủ động ứng phó với nguy cơ hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021.
Chỉ trong vòng 5 năm gần đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long đã xảy 2 đợt xâm nhập mặn lịch sử vào mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và dân sinh. Do ảnh hưởng của thiếu hụt lượng mưa trên lưu vực sông Mekong, nguồn nước về vùng đang bị thiếu hụt, dẫn đến nguy cơ tiếp tục xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn ở mức cao đến nghiêm trọng trong mùa khô năm 2020-2021. Theo tính toán của các cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021, dự kiến có thể ảnh hưởng đến sản xuất lúa vụ Đông Xuân 2020-2021 chủ yếu ở các tỉnh ven biển. Tổng diện tích gieo cấy lúa Đông Xuân 2020-2021 có nguy cơ bị ảnh hưởng chiếm khoảng 5,3% đến 6,1% của vùng. Hạn mặn có thể làm ảnh hưởng đến tổng diện tích từ 14% đến 23% diện tích cây ăn quả toàn vùng. Dự kiến, khoảng 70.600 hộ bị ảnh hưởng thiếu nước sinh hoạt. /uploads/van-phong-so/2020_09/a_1.jpg Toàn cảnh hội nghị phòng chống hạn mặn mùa khô 2020 - 2021 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì. Ảnh: Chinhphu.vn Theo thống kê của Bộ NN-PTNT, xâm nhập mặn năm 2019-2020 đã ảnh hưởng đến 16.500 ha lúa vụ mùa 2019 (trên đất lúa tôm), chủ yếu tại tỉnh Cà Mau. Vụ đông xuân 2019-2020: Diện tích lúa đã bị ảnh hưởng do hạn hán, xâm nhập mặn khoảng 41.900 ha/1.541.000 ha tổng diện tích gieo trồng toàn vùng, chiếm tỷ lệ 2,7%. Trong đó: Thiệt hại mất trắng (trên 70%) là 26.000 ha; diện tích cây ăn quả bị thiệt hại khoảng 25.120 ha; diện tích cây rau màu bị ảnh hưởng khoảng 1.241 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 ước khoảng 17.203 ha. Mức độ thiếu nước sinh hoạt lúc cao nhất (từ ngày 6 đến 24-3-2020) tổng cộng khoảng 96.000 hộ (khoảng 430.000 người dân). Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, theo dự báo, mùa khô năm 2020 - 2021 hạn mặn có thể còn nặng nề hơn. Vì vậy vấn đề đặt ra cho trước mắt và lâu dài làm sao hạn chế thấp nhất tổn thất cho người dân. Theo Thủ tướng, tình hình hán hán, xâm nhập mặn mùa khô 2019 – 2020 tuy rất nghiêm trọng so với mùa khô 2015 – 2016, nhưng thiệt hại lại thấp hơn nhiều, chỉ bằng 7 – 8%. Điều đó cho thấy, nếu chủ động ứng phó, chính quyền và nhân dân cùng vào cuộc, có sự phối hợp nhịp nhàng trên dưới, ĐBSCL hoàn toàn có thể ứng phó tốt với nguy cơ hạn mặn. Cần chủ động quy hoạch, bố trí cây trồng, vật nuôi thích ứng với điều kiện hạn, mặn, không để xảy ra thiệt hại lớn. Đồng thời tận dụng nguồn nước mặn để tạo thêm sinh kế cho người dân, giúp người dân ĐBSCL có thể sống đàng hoàng với hạn, mặn như họ đã từng chung sống thành công với lũ. Thủ tướng khẳng định, ĐBSCL vẫn tiến bước trong tình hình hạn mặn. Thủ tướng yêu cầu, các địa phương không để hộ dân nào thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô 2020 – 2021; bảo đảm sản xuất trong tình hình mới, giữ được cả sản lượng nông nghiệp, cả lương thực xuất khẩu, cả trái cây và thủy sản tại ĐBSCL. Về các biện pháp trước mắt, Thủ tướng nêu rõ, tiếp tục làm tốt công tác truyền thông đến từng hộ gia đình về nguy cơ hạn hán, xâm nhập mặn (HH-XNM) trong mùa khô để người dân chủ động các biện pháp ứng phó phù hợp. Phát huy tinh thần “bốn tại chỗ”, bắt đầu từ người dân, từ cơ sở là chính. Mỗi hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chủ vườn cần chủ động trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, “tự lo cho mình trước”. Nhà nước tập trung chăm lo, hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn. Thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn nước, dự báo đủ tin cậy, thông tin kịp thời về nguồn nước để triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp. Bộ NN-PTNT theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nguồn nước, giám sát, tổ chức dự báo chuyên ngành về xâm nhập mặn để phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp (SXNN). Thủ tướng giao Bộ NN-PTNT chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về thời vụ sản xuất (đẩy sớm thời vụ), chuyển đổi cơ cấu SXNN phù hợp để hạn chế ảnh hưởng của HH-XNM. Trên tinh thần đó, phải tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con nông dân chỉ gieo sạ lúa ở những nơi bảo đảm nguồn nước tưới để tránh thiệt hại. Cùng với đó là rà soát, xây dựng kế hoạch phòng, chống thiếu nước, HH-XNM từ nay đến hết mùa khô. Hướng dẫn các địa phương trữ nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất, với quy mô từng hộ gia đình, thôn, ấp, xã, phường, tỉnh… Dịp này, Thủ tướng biểu dương Bộ NN-PTNT cùng với các địa phương hoàn thành một số công trình lớn với diện tích kiểm soát mặn trực tiếp đến gần 700 nghìn ha và 3,6 triệu dân được hưởng lợi. Do đó, Thủ tướng tiếp tục yêu cầu Bộ NN-PTNT và các địa phương đẩy nhanh tiến độ các công trình kiểm soát mặn, trữ nước, cấp nước sinh hoạt. *Buổi sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn công tác đã đi khảo sát ảnh hưởng của hạn, mặn và phục hồi cây ăn trái ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Trong đợt hạn mặn vừa qua, huyện Cai Lậy bị thiệt hại trên 3.500ha sầu riêng. Chính quyền địa phương đã kịp thời hỗ trợ người dân phục hồi diện tích sầu riêng bị thiệt hại, đồng thời giúp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư chế biến, phòng ngừa hạn mặn… Thủ tướng Chính phủ đã thăm hỏi, chia sẻ với khó khăn, thiệt hại mà người trồng sầu riêng ở Tiền Giang phải gánh chịu; đồng thời khen ngợi người dân đã vượt qua khó khăn, phục hồi vườn cây ăn trái. Thủ tướng cũng nhắc nhở người dân và chính quyền địa phương cần chủ động ứng phó với hạn mặn, không để xảy ra thiệt hại lớn, giúp người dân ổn định sản xuất.

Tác giả bài viết: BBT (gt)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Sàn nông sản
Dịch vụ công trực tuyến
Cổng dịch vu công QG
1022
Thăm dò ý kiến

Lợi ích của phần mềm nguồn mở là gì?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay2,180
  • Tháng hiện tại112,166
  • Tổng lượt truy cập4,796,248
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây